Nới lỏng chính sách tiền tệ có gây áp lực lên tỷ giá và dòng vốn?

20-06-2023 15:01|Đức Anh

World Bank cho rằng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước khác.

Theo báo cáo cập nhật vĩ mô tháng 6 của World Bank, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế.

Tuy nhiên, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước khác, điều mà có thể tạo ra áp lực lên dòng vốn và tỷ giá.

Theo đó, để hỗ trợ nền kinh tế, NHNN đã cắt giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 kể từ tháng 3/2023. Bất chấp những đợt cắt giảm lãi suất của NHNN, tăng trưởng tín dụng vẫn tiếp tục giảm từ 9,2% (so cùng kỳ) trong tháng 4/2023 xuống 9% (so với cùng kỳ) trong tháng 5, mức thấp nhất trong những năm gần đây.

Điều này phản ánh nhu cầu tín dụng yếu do các hoạt động sản xuất và xuất khẩu tiếp tục suy yếu và nhu cầu vốn giảm từ thị trường bất động sản và chứng khoán.

Nới lỏng chính sách tiền tệ có gây áp lực lên tỷ giá và dòng vốn?

Ngoài ra, tăng trưởng yếu hơn trong gia nhập kinh doanh ròng (-9,5% so với cùng kỳ) cũng như vốn bình quân trên mỗi công ty mới thành lập thấp hơn (-8,6% so với cùng kỳ) cũng có thể là nguyên nhân khiến nhu cầu tín dụng yếu đi.

"Khi lạm phát có dấu hiệu giảm dần, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ cần theo dõi chặt chẽ sự khác biệt trong xu hướng điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam so với các nước khác, điều mà có thể tạo ra áp lực lên dòng vốn và tỷ giá", World Bank khuyến nghị.

Nhu cầu bên ngoài tiếp tục yếu và những bất ổn toàn cầu đang có tác động bất lợi đến nền kinh tế, dẫn đến xuất khẩu và nhập khẩu bị thu hẹp, và sản xuất công nghiệp chậm lại.

Xuất khẩu hàng hóa thấp hơn 6% so với một năm trước do nhu cầu bên ngoài yếu. Nhập khẩu giảm 18,4% trong tháng 5/2023 (so với cùng kỳ năm trước), phản ánh nhu cầu đối với nguyên liệu đầu vào của cả doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tiếp tục chậm lại. Điều này có thể cho thấy hoạt động sản xuất và xuất khẩu sẽ còn tiến triển chậm trong những tháng tới.

Lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ghi nhận giảm tháng thứ tư liên tiếp, từ mức 2,8% (so với cùng kỳ) trong tháng 4 xuống 2,4% (so với cùng kỳ) trong tháng 5 do giá năng lượng toàn cầu và chi phí vận tải trong nước giảm. Lạm phát cơ bản vẫn còn ở mức khá cao (4,5% so với cùng kỳ) trong tháng 5, so với tháng 4 (4,6% so với cùng kỳ).

Cam kết FDI đã chậm lại trong tháng 5/2023 do những bất ổn toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư. Vốn FDI giải ngân đạt 1,8 tỷ USD trong tháng 5/2023, tương đương với cùng kỳ năm 2022.

Lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng chạm ngưỡng 'đỉnh nóc kịch trần'

Giá vàng thế giới giảm mạnh, rời xa mốc quan trọng 2.700 USD/ounce

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/noi-long-chinh-sach-tien-te-co-gay-ap-luc-len-ty-gia-va-dong-von-188577.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nới lỏng chính sách tiền tệ có gây áp lực lên tỷ giá và dòng vốn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH