Mặc dù chỉ số USD Index (DXY) đã giảm mạnh hơn 10% từ đầu năm 2025, nhưng đồng Việt Nam (VND) vẫn tiếp tục mất giá 2,7–2,8% so với đồng USD. Trước nghịch lý này, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức lên tiếng.
Tính đến ngày 30/6, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 17,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,9% so với cuối năm 2024. Đây là mức tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ năm 2022 đến nay.
NHNN bơm ròng hơn 9.391 tỷ đồng trong tuần đầu tháng 7, giữ lãi suất tín phiếu ổn định ở mức 3,5%, hỗ trợ thanh khoản và hạ nhiệt lãi suất liên ngân hàng.
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt hơn 7,53 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 4, tăng gần 500.000 tỷ chỉ sau 4 tháng, lập mức cao nhất từ trước đến nay.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 6/7/2025 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025.
Quốc hội yêu cầu xử lý dứt điểm các công trình, dự án tồn đọng kéo dài gây lãng phí nguồn lực và cản trở phát triển các doanh nghiệp, làm rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương nghiên cứu, gỡ bỏ công cụ hành chính hạn mức tín dụng, thay bằng điều hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đảm bảo tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 16% trong năm 2025.
Thị trường liên ngân hàng nóng trở lại khi lãi suất tăng dựng đứng cuối quý II. Ngân hàng Nhà nước nhanh chóng bơm ròng hơn 90.000 tỷ đồng chỉ trong vòng một tuần để hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo dòng vốn không bị đứt gãy.
Chánh Thanh tra NHNN khu vực 12 đã đưa ra 6 kiến nghị, yêu cầu Vietcombank (VCB) Tây Ninh khắc phục các tồn tại để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.
Theo nhiều chuyên gia, thời điểm này, nhà đầu tư cũng như người mua nhà để ở nên thận trọng dùng đòn bẩy tài chính, bởi nếu sử dụng sai cách đòn bẩy này, có thể rơi vào “vòng xoáy nợ nần”.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố loạt giải pháp fintech đầu tiên được đưa vào cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox), gồm: Chấm điểm tín dụng, chia sẻ dữ liệu qua Open API và cho vay ngang hàng (P2P Lending).
Tín dụng tăng mạnh, lãi suất giảm, nhưng thanh khoản ngân hàng được kỳ vọng vẫn dồi dào trong quý III và cả năm 2025. Điều gì đang giúp ngân hàng vừa cho vay nhiều, vừa giữ được dòng tiền?
Hiện lực lượng chức năng đang mở rộng điều tra, truy tìm thêm các đối tượng liên quan và phối hợp với phía VPBank để xác minh, thu thập thông tin phục vụ công tác xử lý, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt.
Ngân hàng Nhà nước đề xuất mở rộng quyền cho VAMC được mua nợ xấu theo giá thị trường, bao gồm cả ngân hàng nước ngoài, không cần xin phê duyệt từng thương vụ.
Theo Tổng Giám đốc V-Green, hợp tác này là cột mốc then chốt trong chiến lược vươn tầm khu vực. V-Green kỳ vọng có thể biến Việt Nam thành điểm sáng của khu vực về phát triển hạ tầng xe điện.
Từ ngày 1/7, nhiều chính sách mới trong các lĩnh vực như đất đai, thuế, thương mại điện tử,... chính thức có hiệu lực. Theo quy định mới, chủ tịch xã được cấp sổ đỏ, số định danh cá nhân thay mã số thuế.
Thị trường bất động sản vẫn giậm chân dù chính sách nới tín dụng liên tục được ban hành. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, chỉ một cuộc cải cách thể chế thực chất mới đủ sức khơi thông dòng vốn đang tắc nghẽn.
Áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng; thẻ từ chính thức bị “khai tử”; bắt buộc thu thập sinh trắc học với người đại diện tài khoản ngân hàng của tổ chức. 3 thay đổi quan trọng kể từ ngày 1/7/2025.
Trước thực tế mặt bằng lãi suất đã xuống thấp hơn cả thời kỳ trước Covid-19, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cảnh báo: Vốn rẻ nếu không được kiểm soát hiệu quả có thể trở thành công cụ tạo "bong bóng" trong nền kinh tế.
Ông Châu chỉ rõ thực trạng: Có những doanh nghiệp thiếu chiến lược dài hạn, không chỉ sử dụng vốn kém hiệu quả, mà nghiêm trọng hơn là có biểu hiện cố tình chiếm dụng vốn của khách hàng.