Bên cạnh việc trở thành kênh quảng bá, tiêu thụ nông sản hiệu quả, các nền tảng công nghệ còn chung tay triển khai nhiều chương trình truyền thông, tập huấn để đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số cho các hợp tác xã, nhà sản xuất nông nghiệp.
Chợ online - Kênh tiêu thụ đắc lực cho nông sản Việt
Chị Ngọc Ánh (TP.HCM) cho biết, trước đây chị thường mua các mặt hàng trái cây đặc sản ở chợ, siêu thị hoặc cửa hàng trái cây. Kể từ sau dịch Covid-19 đến nay, chị mua trên online nhiều hơn. Khoảng 70% hàng hóa, thực phẩm thiết yếu trong gia đình chị Ánh được mua trên chợ “số”.
Theo chị Ánh, đi chợ online không chỉ thuận tiện, tiết kiệm thời gian, mà còn tiết kiệm chi phí sinh hoạt vì nhiều ưu đãi. Vào những thời điểm đặc biệt như hè khi nhiều loại trái cây đặc sản vào mùa, các ứng dụng đi chợ online thường có nhiều chương trình quảng bá, khuyến mại. Một trong những dịch vụ đi chợ online được chị đánh giá cao là GrabMart.
“Đây là năm thứ hai chị thấy GrabMart quảng bá cho các loại trái cây chính vụ rồi. Chị cũng hay đặt mua vì chất lượng ngon, mà mình mua thế này cũng giúp bà con nông dân có thêm kênh tiêu thụ online nữa”, chị Ánh chia sẻ.
Báo cáo từ Statista cũng cho thấy, trong năm 2022, có tới 51 triệu đơn hàng được người Việt Nam mua trực tuyến, tăng 13,5% so với năm ngoái, và tổng chi tiêu cho việc mua sắm đạt 12,42 tỉ USD.
Tính riêng đối với thị trường tạp hóa trực tuyến, hãng nghiên cứu thị trường Ken Research dự báo tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) ước đạt 20,4% trong giai đoạn 2021 - 2026. Với tốc độ này, có thể thấy mua sắm và kinh doanh online được dự báo vẫn sẽ là một xu hướng tất yếu trong tương lai.
Điều này cũng đặt ra các thách thức cho các đơn vị sản xuất và đơn vị tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, cần chuyển đổi số một cách bài bản để bắt kịp xu thế tiêu dùng mới.
Về phía nhà sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp (HTX) và hộ nông dân đã có nhiều thay đổi trong việc ứng dụng công nghệ để bán hàng, tăng đầu ra cho nông sản.
Bà Nguyễn Thị Minh Thuỳ - Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh - cho biết, từ năm 2022 tới nay, đơn vị đã hợp tác với dự án GrabConnect để có thêm kênh tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn. Dự án sẽ giới thiệu và kết nối vải thiều của HTX với các đối tác đang kinh doanh trên nền tảng Grab, điển hình như đối tác cửa hàng GrabMart là những cửa hàng trái cây nhỏ lẻ, hoặc sở hữu hệ thống cửa hàng lớn.
Theo bà Thùy, kênh bán hàng trên các nền tảng công nghệ như Grab mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên là truyền thông, nhờ các chương trình quảng bá có quy mô lớn như Lễ hội trái cây trên GrabMart mà bà có thể truyền tải câu chuyện về sản phẩm tốt hơn. Bên cạnh đó, đội ngũ GrabConnect có thể chủ động được các đơn hàng, nên các nhà vườn trong HTX cũng có thể chủ động hơn trong việc thu hoạch, tính toán sản lượng để đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn tươi ngon.
Bên cạnh đó, ông Vũ Quang Phong - Tổng Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (ITPC-VCA) - đánh giá, trong giai đoạn chuyển đổi số, các HTX nông nghiệp đang đối mặt với những khó khăn trọng tâm như: chi phí ban đầu cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn; thiếu kinh nghiệm và kiến thức trong việc quản lý dữ liệu hiệu quả; khó khăn trong việc thay đổi tư duy và văn hóa truyền thống của tổ chức; hạ tầng internet ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế.
Thiếu kiến thức, kỹ năng để áp dụng công nghệ vào quản lý và sản xuất nông nghiệp; và thiếu nguồn lực có kỹ năng về công nghệ cũng là hai khó khăn nổi bật mà các HTX đang gặp phải.
Chung tay gỡ nút thắt trong chuyển đổi số nông nghiệp
Hiện nay, các sàn thương mại điện tử, nền tảng công nghệ cũng đã chung tay vào những nỗ lực chung, góp phần thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản Việt.
Được Grab Việt Nam triển khai từ năm 2021, dự án GrabConnect là chiến lược dài hạn của Grab trong việc kết nối nông sản địa phương an toàn, chất lượng từ nông dân đến tay người tiêu dùng khắp cả nước. Trong những năm qua, dự án tích cực giản lược các khâu trung gian để tiếp cận với nhiều HTX nông nghiệp, nhà vườn địa phương hơn, giúp có thêm kênh tiêu thụ để thúc đẩy kinh doanh và hưởng lợi từ nền kinh tế số.
Trong năm 2022, trong khuôn khổ dự án GrabConnect, Grab còn triển khai nhiều chương trình truyền thông, tập huấn để đào tạo kỹ năng số và hỗ trợ chuyển đổi số cho hơn 800 HTX nông nghiệp tại một số tỉnh, thành phố.
Ông Vũ Quang Phong cho biết, với sự đồng hành của Grab trong các lớp tập huấn, các học viên là lãnh đạo HTX được trang bị kiến thức về phát triển các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý, hướng dẫn, khuyến khích nông dân thực hiện thương mại điện tử cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh. Việc áp dụng chuyển đổi số và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn được xem là xu thế tất yếu trong trong thời đại 4.0. Ngoài ra, các học viên còn được hướng dẫn bán hàng trên gian GrabMart.
"Những nỗ lực của Grab đã làm thay đổi cơ bản về nhận thức kinh doanh của các HTX, đồng thời cũng tạo ra cơ hội hợp tác bền vững giữa HTX với chính Grab, giữa HTX với các đối tác phân phối từ các tương tác trên nền tảng online do Grab dẫn dắt, kết nối", ông Phong nhận định.
Trong 6 tháng cuối năm 2023, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (ITPC-VCA) dự kiến tổ chức khoảng 10 buổi đào tạo, tập huấn, hội nghị liên quan đến TMĐT cho các HTX trên toàn cuộc, trong đó có 2 Hội nghị quy mô lớn thuộc Chương trình Xúc tiến thương mại Quốc gia tại Đồng Nai vào tháng 7 và Hà Nội vào tháng 10. ITPC-VCA phối hợp với 9 cụm Liên minh HTX các tỉnh, thành phố để tiếp tục hỗ trợ trực tiếp các HTX đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử do hệ thống Liên minh HTX Việt Nam quản lý và các sàn TMĐT khác, trong đó có Grab. |
Sự thật về loại tôm hùm giá chỉ 39.000 đồng/con bán tràn ngập chợ
Trứng xanh lạ lẫm gần 1 triệu/quả, nhiều người vẫn chi tiền mua ăn