Kiến thức

Nước dùng từ xương lợn có bổ không?

An Yên 09/11/2024 - 15:29

Trong nước dùng xương lợn có nhiều collagen, axit amin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, loại thực phẩm này vẫn tiềm ẩn một số mối nguy.

Nước dùng xương có thể chế biến từ lợn, gà, bò nhưng loại ninh từ xương lợn vẫn phổ biến nhất, được sử dụng trong một số món ăn khác nhau (canh, cháo, bún, miến, phở, lẩu).

Theo Webmd, nước dùng xương tăng cường collagen cho cơ thể bạn. Khi chúng ta già đi, cơ thể sản xuất ít collagen hơn, ảnh hưởng rõ rệt nhất đến khớp và da. Collagen tăng cường sức mạnh cho nhiều loại mô, bao gồm da, xương, cơ và gân. Ngoài ra, một lượng nhỏ axit amin glycine trong nước dùng xương thúc đẩy cơ thể thư giãn giúp giấc ngủ sâu, bạn có thể phục hồi hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy nước dùng xương có thể giúp giảm viêm. Viêm mạn tính có liên quan đến nhiều tình trạng, bao gồm viêm khớp, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Các axit amin trong nước dùng xương có thể chống lại các hợp chất gây viêm trong cơ thể bạn.

pho bo top a.jpg
Nước dùng xương được sử dụng trong các món bún, phở. Ảnh minh họa: Ban Mai

Tuy nhiên, theo China Times, loại nước dùng trên chỉ chứa một lượng nhỏ canxi. Trong 100ml nước hầm xương chỉ có 2mg canxi. Điều này ngược với quan điểm của nhiều người thường ninh xương nấu canh, cháo để mong tăng thêm lượng canxi, tốt cho xương và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Canxi là thành phần quan trọng của xương. Việc hấp thụ đủ canxi có thể duy trì sức khỏe của xương, tốt cho tim, cơ và dây thần kinh. Bạn có thể bổ sung canxi từ các loại hạt (vừng, hạt chia, quả óc chó), sữa, đậu nành, trứng, một số loại rau có màu sẫm như cải xoăn, rau dền…

Bác sĩ Trương Du Cần cho hay lượng canxi cần thiết hằng ngày cho các lứa tuổi khác nhau. Trẻ từ 7 tới 9 tuổi cần 800mg canxi, 10 tuổi trở lên cần khoảng 1.000mg. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung vitamin D3 từ ánh sáng mặt trời để tăng khả năng hấp thụ canxi.

Tác dụng phụ của nước dùng xương

Nước dùng xương thường được đánh giá khá an toàn nhưng vẫn có một số rủi ro tiềm ẩn cần lưu ý.

Nhiễm chì: Một số nghiên cứu cho thấy hàm lượng chì cao trong nước dùng xương, có thể gây hại cho sức khỏe nếu tiêu thụ với số lượng lớn.

Nhiễm vi khuẩn: Việc chế biến và bảo quản nước dùng xương không đúng cách dễ dẫn đến sự sinh sôi của vi khuẩn, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Tương tác với thuốc: Nước dùng xương chứa axit amin và khoáng chất có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc làm loãng máu.

>>Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ chỉ đích danh loại cá 'tốt nhất cho sức khỏe', bán đầy ở Việt Nam, giúp hạ đường huyết, ngừa bệnh tim

Chuyên gia dinh dưỡng Mỹ chỉ đích danh loại cá 'tốt nhất cho sức khỏe', bán đầy ở Việt Nam, giúp hạ đường huyết, ngừa bệnh tim

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/nuoc-dung-tu-xuong-lon-co-bo-khong-2340048.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Nước dùng từ xương lợn có bổ không?
    POWERED BY ONECMS & INTECH