Xã hội

Ở tuổi về hưu, tôi sống tằn tiện nhưng nhận ra đó là sai lầm ‘chí mạng’, cuối đời cũng không cảm thấy hạnh phúc

Họa Mi 19/06/2024 15:21

Sau khi về hưu, tôi "thiết lập" cuộc sống của mình theo cách riêng nhưng không cảm thấy yên ổn.

Tôi năm nay bước sang ngưỡng tuổi 65, hiện chỉ sống một mình ở vùng quê. Tôi có 2 con trai, 1 người sống ở quê, người còn lại sống trên thành phố. Dù vậy, tôi vẫn muốn sống 1 mình để không phiền tới các con, có thể làm những việc mình muốn.

Sau nhiều năm về hưu, tôi cũng tiết kiệm được 1 khoản tiền nhất định. Đây là tiền lương hưu hàng tháng của tôi dùng để lo chuyện cưới xin cho các con và 1 chút dùng để dưỡng già. Vì tuổi đã khá cao, tôi không dám chi tiêu thoải mái như khi còn đi làm. Tôi chắt bóp từng đồng vì lo sợ khi ốm đau, bệnh tật, có công việc lại không có tiền trang trải.

Ở quê, tôi sống vô cùng đơn giản, nhiều người còn đánh giá là tằn tiện. Mỗi sáng, tôi ra chợ mua 1 chút thịt hoặc trứng về ăn cả ngày. Có khi không thể ăn hết trong ngày, tôi để lại số thức ăn ấy để hôm sau ăn tiếp. Rau, củ, quả có sẵn trong vườn nên tôi không mất tiền mua. Một tháng, tôi chỉ bỏ ra khoảng 1 triệu đồng để ăn uống, sinh hoạt. Ngoài ra, tôi không mua thêm bất cứ thứ gì vì nghĩ rằng không cần thiết.

Tôi sống tằn tiện vì nghĩ rằng cần tiết kiệm tiền để dưỡng già. Ảnh minh họa: Internet

Tôi sống tằn tiện vì nghĩ rằng cần tiết kiệm tiền để dưỡng già. Ảnh minh họa: Internet

Nhiều người hàng xóm khuyên tôi mua thêm những món ăn ngon, thuốc bổ để chăm sóc sức khỏe của mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sức khỏe mình vẫn ổn định, không nhất thiết phải tốn tiền đến thế. Trong khi đó, những người bạn đồng trang lứa của tôi đều rất chú trọng chăm sóc sức khỏe, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua những loại thuốc quý, bổ, ăn những món ăn đắt đỏ, dành thời gian đi du lịch, mua sắm...

Hàng ngày, ngoài thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, tôi còn trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn kiếm thêm thu nhập. Tôi nghĩ rằng mình nên tìm cách kiếm thêm tiền khi còn có sức khỏe.

Sau nhiều năm tiết kiệm, tôi cũng có khoản tiền 100 triệu đồng trong tài khoản tiết kiệm. Tuy nhiên, cuộc sống của tôi không yên bình như mong muốn. Vào 1 ngày nọ, tôi đang tưới rau thì thấy chóng mặt, hoa mắt, chân tay bủn rủn và không còn tỉnh táo. Tôi vội vã lao vào nhà ngồi nghỉ, nhờ hàng xóm chở tới bệnh viện thăm khám vì thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường.

Khi nằm trên giường bệnh, tôi mới hiểu sức khỏe đáng quý tới nhường nào. Ảnh minh họa: Internet

Khi nằm trên giường bệnh, tôi mới hiểu sức khỏe đáng quý tới nhường nào. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi khám bệnh, bác sĩ thông báo tôi gặp tình trạng suy nhược cơ thể. Vì không chăm chút cho từng bữa ăn nên cơ thể tôi thiếu chất trầm trọng, không có đủ năng lượng để hoạt động. Nghe tới đây, không không giấu nổi sự bất ngờ, bắt đầu lo sợ về sức khỏe của mình.

Không chỉ vậy, bác sĩ còn chẩn đoán tôi mắc bệnh máu nhiễm mỡ, cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch. Bác sĩ cảnh báo tôi cần chú ý tới sức khỏe của mình, nếu không còn có thể có nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng tới tuổi thọ, tính mạng. Nghe xong, tôi choáng váng vì không ngờ mình lại mắc 1 loạt bệnh nguy hiểm. Bác sĩ khuyên tôi cần dành thời gian nghỉ ngơi, bồi bổ sức khỏe, thăm khám, uống thuốc thường xuyên để chống lại bệnh tật.

Sau khi trở về từ bệnh viện, tôi bần thần vì chi phí khám, chữa bệnh đều tốn kém. Chưa kể, tôi còn phải thường xuyên tới bệnh viện để khám bệnh định kỳ, đảm bảo sức khỏe ổn định. Từ ngày đó trở đi, tôi tốn khá nhiều tiền hàng tháng để bảo vệ sức khỏe, số tiền tiết kiệm cũng hao hụt dần. Tôi nghe lời khuyên của bác sĩ và các con, mua thêm những loại thuốc bổ cần thiết, ăn những món mình thích, không nghĩ quá nhiều về tiền bạc.

Tôi hối hận vì đã sống khổ sở, tằn tiện để rồi tự hại mình. Ảnh minh họa: Internet

Tôi hối hận vì đã sống khổ sở, tằn tiện để rồi tự hại mình. Ảnh minh họa: Internet

Nhìn lại, tôi thấy mình thật sai lầm khi đã sống tằn tiện và khổ sở, để rồi không tiết kiệm được bao nhiêu mà mang bệnh tật vào người. Hiện tại, dù không còn áp lực phải tiết kiệm tiền hay sống tằn tiện nhưng tôi vẫn phải đối mặt với nhiều căn bệnh khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe tổng thể và tinh thần. Ở ngưỡng tuổi U70, chỉ vì sai lầm không đáng có, tôi đã tự hủy hoại sức khỏe của mình, sống không yên ổn những năm tháng cuối đời.

Tôi nhận ra ở tuổi nào chúng ta cũng không nên đặt nặng vấn đề tiền bạc, nhất là khi chúng ta già đi. Sức khỏe chính là tài sản giá trị nhất mà chúng ta có, nên đừng vì tiết kiệm tiền mà đánh đổi sức khỏe, mạng sống.

>> Sau khi về hưu, người 'cao tay' không tùy tiện nói với người khác 3 điều, tránh tự tìm đến rắc rối

Chỉ sau khi về hưu, người già mới ngộ ra: Muốn đảm bảo sống yên ổn cuối đời thì cần khắc cốt ghi tâm ‘4 ít’

Muốn tuổi già yên ổn, người đã về hưu cần 'khắc cốt ghi tâm' 5 sai lầm khiến cuối đời khổ sở để có thể 'né xa'

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/o-tuoi-ve-huu-toi-song-tan-tien-nhung-nhan-ra-do-la-sai-lam-chi-mang-cuoi-doi-cung-khong-cam-thay-hanh-phuc-d125478.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Ở tuổi về hưu, tôi sống tằn tiện nhưng nhận ra đó là sai lầm ‘chí mạng’, cuối đời cũng không cảm thấy hạnh phúc
    POWERED BY ONECMS & INTECH