Trên đồ thị tuần, VN Index hình thành nến Hammer tuy nhiên đường MA 20 tuần vẫn đang hướng xuống sau khi cắt xuống đường MA 200 tuần, đồng thời khối lượng chưa cải thiện trong ngắn hạn (một phần đến từ hiệu ứng từ kỳ nghỉ lễ)
VN Index giảm 3,4% trong phiên đầu tuần trước (26/12) theo xu hướng Giảm ngắn hạn hiện hữu, tuy nhiên trong một giai đoạn mà khối ngoại tiếp tục mua ròng và câu chuyện chốt NAV của các quỹ trở thành tâm điểm, VN Index vẫn cố gắng bám sát quanh MA 50 ngày. Chỉ số kết tuần quanh vùng 1.007,09 điểm, tương đương với mức trailing P.E là 10,5 lần. So với thứ Sáu tuần trước, chỉ số giảm 1,3% tuy nhiên nếu so với cuối năm 2021, VN Index giảm hơn 32,9%.
Trên đồ thị tuần, VN Index hình thành nến Hammer tuy nhiên đường MA 20 tuần vẫn đang hướng xuống sau khi cắt xuống đường MA 200 tuần, đồng thời khối lượng chưa cải thiện trong ngắn hạn (một phần đến từ hiệu ứng từ kỳ nghỉ lễ). Trên đồ thị ngày, chỉ số mặc dù nỗ lực tăng điểm đầu phiên tuy nhiên cung tiếp tục gây áp lực vào cuối ngày khiến VN Index đóng cửa với một cây nến đỏ, kết phiên quanh vùng 1.007,9 điểm. Nến ngày của chỉ số đang vận động quanh đường MA50.
Trong ngắn hạn chỉ số có thể retest độ bền của MA 50 ngày hoặc thậm chí là tiệm cận MA 20 ngày tuy nhiên do trend Giảm ngắn hạn vẫn đang duy trì đồng thời MA 20 ngày cũng đang hướng xuống, VN Index sẽ dần quay lại với trạng thái điều chỉnh với vùng hỗ trợ gần là 970 –950 điểm trong thời gian tới.
Khuyến nghị đầu tư:
- Nhà đầu tư ngắn hạn ưu tiên nắm giữ cổ phiếu giữ nền, giữ giá chắc và canh chốt lời dần.
- Khi VN Index phá vỡ vùng 1000 điểm với vol lớn, nhà đầu tư ưu tiên “phòng thủ” và có thể tìm kiếm cơ hội với các cổ phiếu trụ thường xuyên nâng đỡ thị trường
- Nhà đầu tư dài hạn nắm giữ vị thế hiện tại và chờ mua thêm trong các nhịp biến động để có lợi thế về giá (chia nhỏ tiền và giải ngân từng phần)