Phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 22/10) đã chứng kiến sự đồng thuận về diễn biến giao dịch giữa các nhóm đầu tư trong nước (ngoại trừ tự doanh) khi VN-Index hồi về sát ngưỡng 1.390 điểm. Dòng tiền nhà đầu tư tổ chức trong nước đã chuyển trạng thái sang mua ròng. Đây cũng là diễn biến tại nhóm nhà đầu tư cá nhân.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (22/10/2021), VN-Index đứng ở mức 1.389,24 điểm - giảm 3,46 điểm (-0,2%) so với tuần trước đó; HNX-Index vẫn tăng 6,37 điểm (1,7%) lên mức 391,21 điểm; UpCOM-Index tăng 0,92 điểm (0,9%) lên 100,36 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn duy trì ở mức cao. Giá trị giao dịch bình quân trên toàn thị trường đạt 26.486 tỷ đồng/phiên - giảm nhẹ 0,4% so với tuần trước đó. Tuy nhiên, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 25.035 tỷ đồng - tăng 4,2%.
Các nhóm ngành cổ phiếu có sự phân hóa mạnh trong tuần giao dịch vừa qua. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý III liên tục được công bố cũng phần nào tác động đến giá cổ phiếu và tạo ra tình trạng phân hóa này. Dù vậy dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ trong khi các cổ phiếu vốn hóa lớn chưa có được sự sôi động cần thiết.
Phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 22/10) đã chứng kiến sự đồng thuận về diễn biến giao dịch giữa các nhóm đầu tư trong nước (ngoại trừ tự doanh) khi VN-Index hồi về sát ngưỡng 1.390 điểm. Dòng tiền nhà đầu tư tổ chức trong nước đã chuyển trạng thái sang mua ròng. Đây cũng là diễn biến tại nhóm nhà đầu tư cá nhân.
Cụ thể, nhóm nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 128 tỷ đồng; nếu tính riêng khớp lệnh, họ đã bán ròng 68,1 tỷ đồng.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, tổ chức nội bán ròng 8/18 ngành với giá trị lớn nhất đặt tại nhóm hóa chất. Top 10 mã bị bán ròng mạnh nhất có DCM, BCM, POW, SSI, VPB, TVB, NLG, REE, HDC, VPG.
Trong khi đó, dòng tiền của nhóm này chủ yếu tìm đến cổ phiếu của các nhà băng. Top mua ròng có TCB, APH, SHB, HSG, FPT, VPI, MBB, KBC, HPG, BID.
Đồng thuận, nhà đầu tư cá nhân tiếp đà mua ròng 219,9 tỷ đồng trong đó họ mua ròng 283,2 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Mặc dù quy mô giải ngân thu hẹp đáng kể so với phiên trước nhưng khối này đã có chuỗi mua ròng 5 phiên liên tiếp.
Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu gom cổ phiếu ngành bất động sản. Thống kê từ Fiinpro cho thấy cổ phiếu của các doanh nghiệp địa tiếp tục thu hút được dòng tiền trong phiên cuối tuần, đặc biệt là nhóm bất động sản phía Nam.
Top cổ phiếu có giao dịch lớn nhất trong ngày gồm PDR, KBC, DIG, VHM, DXG, NLG, IJC, NVL, IDC, SCR. Toàn bộ nhóm này tăng điểm trong đó chỉ có VHM là vốn hóa lớn.
Trở lại với giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, danh mục mua ròng của nhóm này tập trung tại các mã NLG, PAN, DXG, HPG, VRE, SSI, DPM, DCM, HDB, NKG.
Phía bán ròng khớp lệnh, cá nhân trong nước bán ròng 9/18 ngành còn lại với áp lực bán tập trung tại nhóm thực phẩm & đồ uống, ngân hàng. Top bán ròng có VNM, VHM, PDR, TCB, VHC, APH, NTL, DHC, FPT.
Vụ lừa đảo lớn nhất Việt Nam về ngoại hối và chứng khoán: Bất ngờ với học vấn của TikToker Mr. Pips
Lộ diện những nền kinh tế tốt nhất thế giới năm 2024: Duy nhất một đại diện châu Á lọt top