Vĩ mô

Quảng Nam muốn trồng 10.000ha loài cây 'Quốc bảo', phát triển thành thương hiệu mang tầm quốc tế

Phúc Lam 20/11/2024 19:10

Mục tiêu đến năm 2035, diện tích trồng loại cây này của Quảng Nam đạt 10.000ha.

Sâm Ngọc Linh là loài sâm có giá trị cao. Chỉ có đỉnh núi Ngọc Linh, ở độ cao 2.000m thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam và Kon Tum mới đủ điều kiện để cho loại sâm này phát triển. Sâm Ngọc Linh đã được Chính phủ phê duyệt là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia, là “Quốc bảo” của Việt Nam.

Vừa qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Nghị quyết hướng tới mục tiêu sớm đưa sâm Ngọc Linh thành cây trồng mũi nhọn, dẫn dắt nhiều ngành kinh tế khác. Từ đó, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh; đồng thời vươn tầm thế giới.

Cụ thể, mục tiêu đến năm 2030 phát triển vùng sản xuất và cung ứng nguyên liệu sâm Ngọc Linh ở huyện Nam Trà My và các vùng di thực khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích đạt 8.400ha nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu cho Trung tâm Công nghiệp dược liệu và phục vụ cho chế biến, tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2035, diện tích trồng sâm Ngọc Linh được duy trì, phát triển đạt 10.000ha.

Bên cạnh đó, mục tiêu mỗi năm khai thác khoảng 300-350ha với tổng sản lượng sâm Ngọc Linh đạt khoảng 100 tấn sâm củ từ 5 năm tuổi trở lên/năm. Ngoài ra, đến năm 2030, tỉnh phấn đấu đạt chứng nhận GACP-WHO cho khoảng 15-30% diện tích sản xuất và khoảng 35-40% vào năm 2035.

Mục tiêu đến năm 2035, Quảng Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất, cung ứng giống sâm Ngọc Linh. Ngoài ra, tỉnh sẽ nỗ lực phát triển sâm Ngọc Linh thành ngành hàng mang thương hiệu quốc tế và có giá trị xuất khẩu cao.

Quảng Nam muốn trồng 10.000ha loài cây 'Quốc bảo', phát triển thành thương hiệu mang tầm quốc tế
Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh Quảng Nam cần tận dụng những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh để bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh thành loài cây chủ lực. Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung vào công tác quản lý, xây dựng hệ thống chính sách phù hợp, đồng bộ; tiếp tục phát triển, đa dạng hóa sản phẩm để sâm Ngọc Linh đáp ứng nhu cầu của cả thị trường trong nước và quốc tế,...

Trong thời gian qua, Quảng Nam đã không ngừng nỗ lực phát triển sâm Ngọc Linh và đạt được những kết quả nổi bật như: quy hoạch vùng trồng đạt 15.567ha; đã trồng được 1.234ha. Ngoài ra, đã có hơn 10 doanh nghiêp thu mua và chế biến sâm Ngọc Linh với lượng nguyên liệu tiêu thụ khoảng 50-60kg/năm.

Sâm Ngọc Linh có nhiều tác dụng đối với sức khỏe của người dùng như tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch, kháng viêm, chống căng thẳng, chống ung thư và ngăn ngừa lão hóa,... Phần thân rễ và củ sâm được dùng làm thuốc chữa bệnh còn phần lá và thân được sử dụng làm trà sâm.

Với giá trị cao và tiềm năng phát triển lớn, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phát triển sâm Việt Nam (chủ yếu là sâm Ngọc Linh) đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, theo Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 6/6/2023.

Theo đó, Quảng Nam và Kon Tum sẽ là 2 tỉnh sản xuất sâm Ngọc Linh với quy mô hàng hóa và thuộc vùng phát triển dược liệu tập trung quốc gia với 10 loại dược liệu ưu tiên tập trung phát triển.

>>Loài cây chỉ mọc ở Việt Nam và Trung Quốc thuộc danh sách cực kỳ nguy cấp, nghiêm cấm mọi hành vi khai thác

Đề án kinh doanh tín chỉ carbon rừng tại Quảng Nam hiện ra sao?

Loại gỗ cực quý hiếm ở Việt Nam bị cấm khai thác, 800 năm mới có thể thu hoạch, giá đắt ngang kim cương

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quang-nam-muon-trong-10000ha-loai-cay-quoc-bao-phat-trien-thanh-thuong-hieu-mang-tam-quoc-te-261254.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quảng Nam muốn trồng 10.000ha loài cây 'Quốc bảo', phát triển thành thương hiệu mang tầm quốc tế
    POWERED BY ONECMS & INTECH