Quảng Trị lộ lý do đặc biệt khiến một huyện và một thị xã chưa được sắp xếp đơn vị hành chính
Trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Trị sẽ tiến hành sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã.
Ngày 12/8, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vào cuối tháng 7/2024, tỉnh đã ban hành đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã cho giai đoạn 2023-2025.
Theo đề án này, tỉnh Quảng Trị sẽ tiến hành sắp xếp 13 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn trên. Quá trình sắp xếp đã được thực hiện sau khi tỉnh tổ chức lấy ý kiến của cử tri, kết quả cho thấy phần lớn cử tri đồng ý với kế hoạch sắp xếp đã được đề xuất.
Như việc sắp xếp nhập xã Linh Hải và xã Gio Sơn (huyện Gio Linh) thành xã Gio Sơn đã nhận được sự đồng thuận của hơn 99% cử tri. Trong khi đó, việc sắp xếp nhập thôn Hà Thanh của xã Gio Châu vào xã Gio Quang (huyện Gio Linh) cũng đạt được sự đồng ý của hơn 80% cử tri.
Tương tự, việc sắp xếp nhập thôn Hà Thượng và thôn Hà Trung của xã Gio Châu vào thị trấn Gio Linh (huyện Gio Linh) có tỉ lệ đồng thuận trên 80%. Việc sắp xếp nhập xã Triệu Sơn và xã Triệu Lăng thành xã Triệu Cơ (huyện Triệu Phong) cũng được cử tri ủng hộ, với hơn 90% đồng ý.
Tuy nhiên, do một số yếu tố đặc thù, tỉnh Quảng Trị quyết định chưa thực hiện sắp xếp đối với 8 xã, phường, thị trấn trong giai đoạn 2023-2025.
>> Lộ diện doanh nghiệp muốn chi 300 tỷ đồng làm bệnh viện đa khoa tại Quảng Trị
Theo ông Ngô Quang Chiến, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023-2025 và trình Bộ Nội vụ. Hiện nay, đề án đã được Hội đồng thẩm định của Trung ương xem xét để trình Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đề án, tỉnh Quảng Trị có hai đơn vị hành chính cấp huyện cần thực hiện sắp xếp trong giai đoạn này, đó là huyện đảo Cồn Cỏ và thị xã Quảng Trị, do diện tích tự nhiên và quy mô dân số của hai đơn vị này không đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Trị đã đề nghị chưa sắp xếp đối với hai đơn vị này do các yếu tố đặc thù như truyền thống lịch sử, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cộng đồng dân cư, và yêu cầu đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, cùng sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với thị xã Quảng Trị, UBND tỉnh đề xuất chuyển việc sắp xếp sang giai đoạn sau năm 2030, đồng thời với việc thành lập thị xã Hải Lăng theo quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nguyên nhân của việc đề xuất sắp xếp trong giai đoạn sau là do thị xã Quảng Trị có yếu tố đặc thù về lịch sử hình thành, truyền thống cách mạng, đặc biệt là di tích Thành cổ Quảng Trị – một Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đặc biệt quan trọng. Thành cổ Quảng Trị đã trở thành điểm hẹn truyền thống của cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước, với hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan hàng năm. Do đó, các phương án sắp xếp đối với thị xã này đều gặp khó khăn.
>> TP Vinh 'khắc nhập' một thị xã: Kinh tế Nghệ An 'cất cánh'
Samsung Việt Nam xuất khẩu hơn 33 tỷ USD, tăng tốc đầu tư vào chip bán dẫn
Bắc Ninh chuẩn bị quỹ đất hơn 11.600ha, sẵn sàng đón sóng đầu tư