Đối với tình hình phát triển chung của nền kinh tế - xã hội (KT-XH), vấn đề quy hoạch mạng lưới đô thị sẽ đóng góp nhiều vào sự phát triển của nước ta.
Tại diễn đàn Việt Nam kinh tế do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức, Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam - KTS. Ông Trần Ngọc Chính và KTS. Trương Văn Quảng - PTTK Hội quy hoạch phát triển Đô thị Việt Nam đã một số ý kiến về vấn đề quy hoạch đô thị mới của nước ta.
Theo đó, một trong những định hướng quan trọng nhất trọng trong Quy hoạch tổng thể quốc gia để tạo không gian phát triển mới là tập trung ưu tiên cho việc hình thành bộ khung kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia.
Vào ngày 24/1/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đây có thể được coi là Nghị quyết đầu tiên được ban hành, đánh dấu mốc quan trọng với tầm nhìn chiến lược, có tính thời đại, thể hiện sự quan tâm của Đảng đối với công tác quy hoạch, phát triển đô thị trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
Thông qua Nghị quyết, Chính phủ đã xác định rõ vai trò vị thế của đô thị, đô thị hóa và kinh tế đô thị trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn mới. Nước ta phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI sẽ trở thành nước .
Nghị quyết cũng chỉ ra nhận thức đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Với mục tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt hơn 50%; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5- 1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam có tỷ lệ đô thị hoá thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và Châu Á.
Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển của mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỉ trọng lớn.
Các chuyên gia cũng cho rằng mạng lưới đô thị quốc gia cần tiếp tục được duy trì, phát triển trên cơ sở điều chỉnh các vùng đô thị hóa cơ bản, các vùng đô thị lớn, các đô thị lớn, cực lớn, các KKT cửa khẩu, ven biển đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo, hoặc cực tăng trưởng thứ cấp quốc gia…
Mạng lưới đô thị quốc gia
Hiện các đô thị của nước ta đang được phát triển liên kết theo các cấp, loại đô thị, tạo dựng các trung tâm động lực, bao gồm 6 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế (Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các TP Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế và Cần Thơ , 13 đô thị là trung tâm cấp vùng (Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Long An); các đô thị còn lại là trung tâm của các vùng liên tỉnh, liên huyện, của tỉnh và huyện…
Điều chỉnh đô thị hóa
Theo các chuyên gia, nước ta cần điều chỉnh sao cho phù hợp với vùng KT - XH quốc gia dự kiến tái cấu trúc nhằm tạo dựng không gian KT – XH mới:
Vùng Miền núi phía Bắc được phát triển dựa vào tiềm năng lợi thế của địa phương, trên cơ sở khai thác các nguồn lợi từ đất đai (nông, lâm nghiệp), văn hóa lịch sử truyền thống và kinh tế cửa khẩu;
Vùng Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ được phát triển cơ bản dựa vào vùng Thủ đô Hà Nội/mà trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội, trong đó Thủ đô Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh là tam giác tăng trưởng và Thủ đô Hà Nội là đô thị động lực chủ đạo;
Vùng Bắc Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ phát triển dựa chủ yếu vào vùng kinh tế Trọng điểm Trung Bộ với TP. Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn là chuỗi các đô thị động lực, trong đó TP. Vinh, Đà Nẵng là các đô thị trung tâm;
Vùng Đông Nam Bộ phát triển dựa vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực trung tâm của vùng TP. Hồ Chí Minh là vùng đô thị hóa cao, TP. Hồ Chí Minh là cực tăng trưởng chủ đạo;
Vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển dựa vào vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, trong đó, TP. Cần Thơ và phụ cận là cực tăng trưởng chủ đạo...
Tạo dựng các vùng đô thị lớn
Ngoài vùng Thủ đô Hà Nội, vùng TP. HCM cơ bản đã trở thành các vùng đô thị lớn/đô thị cực lớn chủ đạo trong cấu trúc tổng thể mạng lưới đô thị quốc gia, có tác động không nhỏ trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Căn cứ vào các định hướng chiến lược quốc gia trong thời gian tới bổ sung thêm vùng đô thị Đà Nẵng, bao gồm Chân Mây (Lăng Cô/Thừa Thiên Huế) - Đà Nẵng - Điện Bàn - Hội An - Nam Hội An ; vùng đô thị sân bay quốc tế Long Thành, bao gồm TP Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Long Thành, Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) .
Trong đó, Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và TP. Đà Nẵng là 3 đô thị đạt chuẩn đô thị quốc tế (đô thị toàn cầu), đóng vai trò là đô thị hạt nhân của 3 vùng thành phố lớn – vùng đô thị hóa, có năng lực cạnh tranh cao, quan trọng của Việt Nam. Đô thị sân bay Long Thành đóng vai trò là cửa ngõ hàng không quan trọng khu vực phía Nam của Việt Nam và quốc tế.
Hình thành các cực tăng trưởng chủ đạo
Các đô thị lớn và cực lớn đóng vai trò là các đô thị trung tâm, cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia như Thủ đô Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Cần Thơ, Long An…
Bổ sung thêm đô thị Bắc Ninh, đô thị Vĩnh Phúc (với vai trò toàn tỉnh là đô thị) được tổ chức phát triển theo mô hình đa trung tâm, tăng trưởng xanh, thông minh và bền vững. Bên cạnh đó, do tính đặc thù Thủ đô Hà Nội cũng sẽ tiếp tục được phát triển theo mô hình chùm đô thị.
Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Phú Quốc... là các đô thị đạt chuẩn quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế.
Để tạo sự đột phá mạnh mẽ trong phát triển KT – XH, cần tập trung đầu tư phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven biển, cửa khẩu giữ vai trò là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng, hành lang kinh tế. Gồm 5 khu kinh tế ven biển: Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi)
Ngoài ra, nước ta cũng cần tập trung đầu tư vào 8 khu kinh tế cửa khẩu: Móng Cái (Quảng Ninh); Đồng Đăng (Lạng Sơn); Lào Cai (Lào Cai); Cầu Treo (Hà Tĩnh); Lao Bảo (Quảng Trị); Bờ Y (Kon Tum); Mộc Bài (Tây Ninh) và Hà Tiên (Kiên Giang)...
Hình thành các hành lang kinh tế - đô thị trọng tâm
Do có vai trò, vị thế và tầm quan trọng của Hành lang kinh tế - đô thị ven biển – hải đảo, ở giai đoạn này Việt Nam cần ưu tiên hoàn thiện hệ thống đường cao tốc Bắc Nam, tuyến cao tốc kết nối đường xuyên Á Thành phố Hồ Chí Minh– Phnom Penh –Bangkok; thúc đẩy phát triển các đô thị: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vinh/Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh)...; các điểm đô thị biển đảo (Trường Sa, Hoàng Sa, Cô Tô, Bạch Long Vĩ, Cồn Cỏ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu...); các trục hành lang theo hướng Đông – Tây: Trục hành lang Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, Lạng Sơn); Trục hành lang Đông – Tây/QL19; Trục hành lang QL22…
Ngoài ra còn một số trục hành lang Đông – Tây hỗ trợ khác như trục QL8, QL19, QL26...Các trục hành lang Đông - Tây có nhiều tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, tạo ra sự liên kết mạnh hay “dòng chảy” có sự lôi cuốn về nguồn lực, đầu tư trong mối quan hệ quốc gia và quốc tế, tạo ra cửa ngõ hướng biển hấp dẫn cho khu vực phía Tây...(Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar...)
Cuối năm, đất nền một huyện sắp lên quận tăng giá 81%, rao bán trên 100 triệu đồng/m2
Hoà Bình điều chỉnh dự án du lịch tâm linh thành khu nghỉ dưỡng 5.000 tỷ