Tài chính Ngân hàng

Quy mô tài sản số của Việt Nam đến năm 2023 lên tới 120 tỷ USD

Chi Hạ 24/08/2024 - 06:21

Năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong Top 3 toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (21% dân số Việt Nam sở hữu).

Chiều 21/8, Cổng Thông tin điện tử Chính Phủ tổ chức tọa đàm "Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp".

Tài sản số phát triển mạnh mẽ

Tại tọa đàm, ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhận định, tài sản số sắp tới sẽ là xu hướng tại Việt Nam.

Dẫn chứng số liệu trong báo cáo một tổ chức Chainalysis chuyên về phân tích thị trường, ông Trung cho biết, năm 2022, dòng tài sản số hay là tài sản mã hóa vào thị trường Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Con số này tăng trưởng đến năm 2023 là 120 tỷ USD.

Ngoài ra, năm 2021-2022, Việt Nam luôn nằm trong Top 3 toàn cầu về người dân sở hữu tài sản số (nghĩa là 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ. Năm 2023, Việt Nam tụt 5 hạng, đứng thứ 7.

>> TỔNG THUẬT Tọa đàm: Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp

Quy mô tài sản số của Việt Nam đến năm 2023 lên tới 120 tỷ USD
Ông Phan Đức Trung - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo ông Trung, tài sản số không chỉ là những con số mang tính chất quy mô về dòng tiền dịch chuyển về Việt Nam, mà còn có quy mô cạnh tranh khu vực.

"Rất nhiều quốc gia trong khu vực ban hành luật lệ, chính sách để thúc đẩy tạo ra hành lang pháp lý cho những dòng tài sản này đóng góp vào nền kinh tế mang giá trị tích cực chứ không thể có cách nhìn tiêu cực là ảnh hưởng tới ổn định kinh tế từng quốc gia nói riêng", đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam chia sẻ.

Cần hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số

Cùng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho rằng, mặc dù tài sản số hay tiền ảo trên thực tế đã rất phát triển nhưng về mặt pháp lý lại chưa có một khung khổ pháp lý cho loại tài sản này.

Theo ông Tuấn, khi có khung khổ chính thức thì hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này mới có thể hình thành và phát triển mạnh mẽ.

>> Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 21 triệu tỷ đồng, tăng 4,97%

Quy mô tài sản số của Việt Nam đến năm 2023 lên tới 120 tỷ USD
Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ như hiện tại, ông Tuấn mong rằng, Việt Nam cần phải là điểm đến của các nhà đầu tư công nghệ số. Do đó, việc xây dựng khung khổ pháp lý cũng là điều rất quan trọng. Khi có pháp lý, công nghiệp công nghệ số dần được hình thành, phát triển mạnh mẽ, quyền và lợi ích của những người tham gia trong lĩnh vực này được bảo vệ.

“Đã có rất nhiều giao dịch liên quan tới tài sản số, nếu chúng ta chưa có khung khổ pháp lý thì giao dịch này trở nên rủi ro, mỏng manh, những người liên quan không được bảo vệ. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng, nhu cầu có khung khổ pháp lý cho tài sản số, cho các giao dịch liên quan tới tài sản số là điều Việt Nam cần cân nhắc và nhanh chóng thúc đẩy”, lãnh đạo VCCI chia sẻ.

>> ‘Việt Nam cần sớm có khung pháp lý phát triển tài sản số’

TỔNG THUẬT Tọa đàm: Chính sách thuế - tài sản số và trách nhiệm của doanh nghiệp

Tổng tài sản hệ thống ngân hàng vượt 21 triệu tỷ đồng, tăng 4,97%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/quy-mo-tai-san-so-cua-viet-nam-den-nam-2023-len-toi-120-ty-usd-246467.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Quy mô tài sản số của Việt Nam đến năm 2023 lên tới 120 tỷ USD
POWERED BY ONECMS & INTECH