Sống

Quyết đấu với Elon Musk, ‘ông lớn châu Á’ phóng vệ tinh có quỹ đạo lên đến 20.000km nhờ tên lửa Trường Chinh 3B

Nhật Linh 13/05/2024 17:01

Vệ tinh này được trang bị công nghệ tiên tiến để cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao cho người dùng trên toàn thế giới.

Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã có động thái đầu tiên nhằm cạnh tranh với Starlink của Elon Musk bằng việc cung cấp các dịch vụ internet tốc độ cao cho người dùng toàn cầu.

Theo tờ South China Morning Post đưa tin, vệ tinh đầu tiên của CASC, Zhihui Tianwang-1 01 hay Smart SkyNet-1 01 đã bay lên từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tây nam Trung Quốc, nhờ tên lửa Trường Chinh 3B vào hôm 9/5 lúc 9:43 sáng giờ Bắc Kinh.

Tên lửa Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh Smart SkyNet-1 01 bay lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên hôm 9/5. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tên lửa Trường Chinh 3B mang theo vệ tinh Smart SkyNet-1 01 bay lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc hôm 9/5. Ảnh: Tân Hoa Xã

Vệ tinh SkyNet-1 01 của CASC được trang bị các kết nối vi sóng tốc độ cao, liên kết laser hai chiều giữa các vệ tinh, nền tảng xử lý và chuyển tiếp kỹ thuật số. CASC dự kiến thử nghiệm các công nghệ cốt lõi của vệ tinh như liên lạc bằng laser trong không gian và cung cấp dịch vụ internet cho những người dùng ở xa như châu Nam Cực và trên các tàu thủy ở Tây Ấn Độ Dương.

Vệ tinh SkyNet-1 01 của CASC được trang bị các kết nối vi sóng tốc độ cao, liên kết laser hai chiều giữa các vệ tinh, nền tảng xử lý và chuyển tiếp kỹ thuật số. Ảnh minh hoạ

Vệ tinh SkyNet-1 01 của CASC được trang bị các kết nối vi sóng tốc độ cao, liên kết laser hai chiều giữa các vệ tinh, nền tảng xử lý và chuyển tiếp kỹ thuật số. Ảnh minh hoạ

SpaceX, công ty vũ trụ của Elon Musk, đã thành công nhanh chóng trong việc cung cấp dịch vụ internet từ không gian, phần lớn là do thiếu đối thủ cạnh tranh. Dự án Kuiper của Amazon hiện chỉ mới phóng hai vệ tinh nguyên mẫu. Trong khi đó, nhà cung cấp dịch vụ khác, OneWeb, đang tập trung vào việc xây dựng mạng lưới vệ tinh trước và dự kiến ​​bắt đầu cung cấp dịch vụ cho khách hàng vào tháng 6 năm nay.

CASC bước vào thị trường này với tư cách là đơn vị đến sau. Tuy nhiên, CASC dự định tăng tốc quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và đạt tốc độ internet 500 Gbps sớm nhất vào đầu năm 2025.

Trái ngược với Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp, SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao khoảng 20.000km. Ảnh minh hoạ

Trái ngược với Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp, SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao khoảng 20.000km. Ảnh minh hoạ

Trái ngược với Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp, SkyNet-1 01 hoạt động ở độ cao khoảng 20.000km, nằm trong phạm vi quỹ đạo Trái Đất tầm trung - quỹ đạo cao, từ 2.000km đến 36.000km. Đây cũng là khu vực hoạt động của các vệ tinh GPS.

Quỹ đạo Trái đất trung bình thường được định nghĩa là độ cao từ 2.000km (1.240 dặm) đến 36.000km (22.400 dặm) – chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống định vị toàn cầu. Mạng GPS hoạt động ở khoảng cách khoảng 20.200km trong khi các vệ tinh BeiDou của Trung Quốc ở mức 21.500km.

Theo thông tin từ CASC, dự kiến sẽ có thêm 7 vệ tinh khác tham gia vào nhóm đầu tiên của Smart SkyNet, với khả năng mở rộng lên 16 hoặc 32 vệ tinh. Ảnh minh hoạ

Theo thông tin từ CASC, dự kiến sẽ có thêm 7 vệ tinh khác tham gia vào nhóm đầu tiên của Smart SkyNet, với khả năng mở rộng lên 16 hoặc 32 vệ tinh. Ảnh minh hoạ

Theo thông tin từ CASC, dự kiến sẽ có thêm 7 vệ tinh khác tham gia vào nhóm đầu tiên của Smart SkyNet, với khả năng mở rộng lên 16 hoặc 32 vệ tinh. Tuy nhiên, con số này vẫn nhỏ so với mạng lưới của OneWeb, hiện đã có hơn 600 vệ tinh và Starlink đang hướng tới mục tiêu 6.000 vệ tinh.

Thay vì hoạt động độc lập trong không gian, vệ tinh của CASC sẽ phối hợp với các vệ tinh khác của Trung Quốc đang hoạt động trên quỹ đạo để nhanh chóng phủ sóng toàn cầu. Cụ thể, Smart SkyNet sẽ kết hợp với các vệ tinh thuộc mạng lưới GuoWang và G60 Starlink - mạng lưới này hoạt động ở cả quỹ đạo Trái Đất thấp và quỹ đạo địa tĩnh cao hơn - với kế hoạch đưa vào hoạt động khoảng 12.000 vệ tinh cho mỗi mạng lưới.

>> Vệ tinh thương mại đầu tiên của Việt Nam cách trái đất gần 36.000km, vốn đầu tư 300 triệu đô

Việt Nam sẽ phóng vệ tinh mới, thay thế vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên tách khỏi tên lửa, bay vào vũ trụ

Vượt mặt Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, một 'siêu cường vũ trụ' đang áp đảo gần 50% trong hơn 9.500 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo Trái Đất

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/quyet-dau-voi-elon-musk-ong-lon-chau-a-phong-ve-tinh-co-quy-dao-len-den-20000km-nho-ten-lua-truong-chinh-3b-d122546.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Quyết đấu với Elon Musk, ‘ông lớn châu Á’ phóng vệ tinh có quỹ đạo lên đến 20.000km nhờ tên lửa Trường Chinh 3B
    POWERED BY ONECMS & INTECH