Sau niêm yết, cổ phiếu VFS tăng 26% lên vùng đỉnh, một cá nhân muốn mua 7 triệu cp
Đây là trường hợp của cổ phiếu VFS phiên bản HNX, không phải cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast vừa niêm yết sàn Nasdaq.
Ông Trần Anh Thắng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Nhất Việt (Mã VFS - HNX) thông báo đăng ký mua 7 triệu cổ phiếu nhằm tăng sở hữu từ 8,6 triệu cp (tỷ lệ 10,73%) lên 15,6 triệu cp. Phương thức giao dịch là thỏa thuận/khớp lệnh; thời gian thực hiện từ 16 - 21/8/2023.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VFS kết phiên 18/8 giảm 2,9% về mức mức hiện giao dịch tại mức 26.800 đồng/cp. Đây là mức giảm thấp nhất nhóm chứng khoán trong cùng thời điểm.
Tạm tính tại mức giá trên, ước tính ông Thắng phải chi gần 190 tỷ đồng để hoàn tất giao dịch đã đăng ký.
Thông tin đăng ký mua vào cổ phiếu VFS những ngày qua khiến không ít nhà đầu tư lầm tưởng mã cổ phiếu VFS của VinFast khi mới niêm yết trên sàn Nasdaq. Thậm chí, một số nhà đầu tư nói đùa "không mua được cổ phiếu VFS trên Nasdaq thì mua VFS trên HNX".
Thông tin liên quan, hơn 80,2 cổ phiếu VFS ngày 24/7 vừa qua đã chuyển giao dịch từ sàn UPCoM sang niêm yết sàn HNX với giá tham chiếu 21.200 đồng/cp. Như vậy sau chưa đầy 1 tháng, cổ phiếu chứng khoán này đã tăng 26,4% và hiện giao dịch tại mức đỉnh giá nhiều năm.
Do thời gian niêm yết chưa đủ 6 tháng, toàn bộ số cổ phiếu VFS đang trong diện chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.
Về kết quả kinh doanh, quý 2/2023, Chứng khoán Nhất Việt đạt doanh thu hoạt động 39 tỷ đồng - giảm gần 50% so với cùng kỳ. Nhờ ghi nhận doanh thu tài chính đột biến 20 tỷ (gấp gần 4 lần YoY); chi phí tài chính và lỗ tự doanh giảm mạnh từ 72 tỷ tỷ về còn 6,7 tỷ đồng nên lãi sau thuế của VFS tăng 30% YoY và gấp 5,7 lần quý đầu năm, đạt 37,2 tỷ đồng.
Lũy kế 6 tháng, công ty đạt gần 135 tỷ đồng doanh thu hoạt động - tăng 50% so với bán niên 2022; lợi nhuận sau thuế 43,7 tỷ.
Ghi nhận tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của VFS đạt 1.055 tỷ đồng trong đó tiền mặt gần 595 tỷ (chiếm 53,4%); dư nợ cho vay và phải thu tăng 14% so với đầu năm, đạt 322 tỷ; giá trị danh mục tự doanh giảm 65% còn gần 115 tỷ đồng.
Theo ghi nhận, các khoản đầu tư lớn nhất của Chứng khoán Nhất Việt đến cuối quý 2 là cổ phiếu HHC (giá trị gốc 64,4 tỷ đồng - tăng mua so với đầu năm); công ty cũng mua mới cổ phiếu HTP (hơn 10,4 tỷ) và TDP (14,5 tỷ đồng). Cả 3 khoản đầu tư này đang mang về hơn 24 tỷ đồng lãi tạm tính cho VFS. So với các công ty chứng khoán lớn đầu ngành thường chọn đầu tư cổ phiếu mid/largecap, danh mục cổ phiếu tự doanh của VFS là khá lạ lẫm.
Chứng khoán Nhất Việt (VFS) lãi đậm quý 2, tổng giám đốc đăng ký mua thêm 7 triệu cổ phiếu
Ở chiều ngược lại, VFS đã chốt lời khoản đầu tư 60,3 tỷ đồng tại cổ phiếu TSJ của CTCP Du lịch Dịch vụ Hà Nội. Tại thời điểm đầu năm, giá hợp lý của khoản đầu tư này là hơn 120 tỷ (tương đương lãi gấp đôi giá gốc đầu tư).
Cùng chiều, công ty đã chốt lời toàn bộ cổ phiếu EVF, STB (tổng giá gốc đầu tư 133,5 tỷ đồng) trong khi bán lỗ các khoản đầu tư tại cổ phiếu MWG, MIC, IJC, TSC. Các cổ phiếu này hiện không còn ghi nhận trong danh mục tự doanh cổ phiếu tại thời điểm 30/6.
Hãng phim truyện Việt Nam họp bàn phương án 'hồi sinh'
Vingroup (VIC) thành lập Công ty Đầu tư VinFast với vốn điều lệ hơn 2.400 tỷ đồng