Sau sáp nhập, người dân thành phố này có thể đi lại trong nội thành bằng máy bay
Sau khi mở rộng, đây sẽ thành phố có tuyến bay nội đô, cho phép người dân di chuyển trong phạm vi thành phố bằng đường hàng không – một điểm nhấn đặc biệt cho một siêu đô thị hiện đại trong tương lai.
Theo Nghị quyết số 60 của Hội nghị Trung ương lần thứ 11, khóa XIII, Việt Nam sẽ tái cấu trúc đơn vị hành chính, hình thành 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 28 tỉnh và 6 thành phố.
Trong đó, phương án sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và tỉnh Bình Dương vào TP.HCM, lấy tên gọi chung là TP.HCM và đặt trung tâm chính trị - hành chính tại khu vực hiện nay của TP.HCM, đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Nếu phương án này được triển khai, TP.HCM sẽ trở thành một "siêu đô thị" lớn nhất cả nước, vượt trội về diện tích, dân số và quy mô kinh tế. Cụ thể, diện tích của thành phố sẽ mở rộng lên tới 6.772,65 km², với tổng dân số hơn 13,7 triệu người.

Không chỉ dừng lại ở quy mô, TP.HCM mở rộng còn sở hữu những lợi thế phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, đủ khả năng trở thành đầu tàu tăng trưởng quốc gia. Cả ba địa phương sáp nhập – TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu – sẽ hình thành một mạng lưới khu công nghiệp quy mô lớn, tổng diện tích lên tới 24.800ha với 61 khu công nghiệp và khu chế xuất đang hoạt động.
Về hệ thống cảng biển, khu vực này đang sở hữu nhiều lợi thế vượt trội. Cảng Cái Mép - Thị Vải ở Bà Rịa - Vũng Tàu có năng lực thông quan lên tới 10,8 triệu TEU mỗi năm, là cảng nước sâu duy nhất tại Việt Nam có thể đón tàu trọng tải lớn, kết nối trực tiếp tới châu Âu và Bắc Mỹ. Cảng Tân Cảng - Cát Lái tại TP.HCM vẫn duy trì sản lượng ổn định trên 5 triệu TEU/năm, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực phía Nam. Đặc biệt, siêu cảng Cần Giờ với công suất thiết kế lên tới 16,9 triệu TEU/năm sẽ giúp nâng tổng năng lực thông quan của toàn vùng lên 32,7 triệu TEU/năm – sánh ngang với nhiều trung tâm logistics hàng đầu châu Á.

Về hàng không, "siêu đô thị" mới sẽ có hai sân bay đang hoạt động. Trong đó, Tân Sơn Nhất – sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam hiện nay – phục vụ 28 triệu hành khách mỗi năm. Với việc đưa vào khai thác nhà ga T3 công suất 20 triệu lượt khách/năm, tổng năng lực của sân bay được nâng lên 50 triệu hành khách. Bên cạnh đó, sân bay Côn Đảo (thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng là một điểm bay quan trọng.
Với sự kết nối giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Côn Đảo, TP.HCM mở rộng sẽ là thành phố duy nhất trong cả nước có tuyến bay nội đô, cho phép người dân di chuyển trong phạm vi thành phố bằng đường hàng không – một điểm nhấn đặc biệt cho một siêu đô thị hiện đại trong tương lai.
>>An Giang, Kiên Giang sáp nhập còn 102 xã phường, có thêm 3 đặc khu
Sau sáp nhập, Sở Giáo dục và Đào tạo được trao thêm quyền quan trọng
Lợi thế đặc biệt của Quảng Bình trước khi sáp nhập với Quảng Trị