Ấn Độ đề xuất áp thuế tự vệ tạm thời 12% lên thép nhập khẩu trong 200 ngày trong khi chờ phán quyết cuối cùng. Theo Chứng khoán Vietcap, động thái này không ảnh hưởng đáng kể đến HPG, HSG, NKG nhưng đặt Formosa vào thế khó.
Trong khi Hòa Phát thoát hiểm, Formosa và các doanh nghiệp xuất khẩu thép cán nóng khác của Việt Nam phải chịu mức thuế tạm thời 12,1% khi nhập khẩu vào EU.
Chịu sức ép từ thép giá rẻ Trung Quốc và hàng rào thuế quan toàn cầu, Formosa Hà Tĩnh gặp khó khăn trong tiêu thụ, kéo theo cả nền công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh sụt giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm 2025.
Trung Quốc tuyên bố sẽ tái cấu trúc ngành thép bằng cách cắt giảm sản lượng nhằm giải quyết tình trạng dư thừa công suất. Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng khi Việt Nam và Hàn Quốc áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ nước này.
Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá 19% – 28% đối với thép HRC Trung Quốc trong bối cảnh thị phần doanh nghiệp nội địa suy giảm. Tuy vậy, mức giá mới dự kiến vẫn sẽ thấp hơn Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh khoảng 40 - 50 USD/tấn.
Việc áp thuế chống bán phá giá thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc mở ra cơ hội cho Hòa Phát, Formosa Hà Tĩnh nhưng lại gây áp lực lên các doanh nghiệp tôn mạ.
Việc áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với thép HRC từ Trung Quốc sẽ tạo lá chắn bảo vệ ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp như Hòa Phát và Formosa.
Xuân Thiện đẩy mạnh dự án trồng 1 triệu ha rừng bạch đàn tại Angola, cung cấp nhiên liệu cho nhà máy gang thỏi xanh. Gang thỏi và quặng sắt từ quốc gia châu Phi này sẽ được vận chuyển về Việt Nam, phục vụ tổ hợp thép gần 100.000 tỷ đồng sắp khởi công tại Nam Định.
Tổ hợp Thép xanh Nam Định do Xuân Thiện đầu tư có tổng vốn gần 100.000 tỷ đồng, gồm 3 nhà máy. Dự án sử dụng công nghệ xanh hiện đại, hướng đến giảm phát thải và cung cấp ra thị trường thép cuộn cán nóng (HRC), cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát và Formosa.