Doanh nghiệp

Sen Tài Thu - từ chăm sóc sức khỏe đến “gọi vốn” nghìn tỷ, mất khả năng chi trả, vì đâu?

Hồ Nga 08/09/2023 10:52

Sự kiện Sen Tài Thu huy động hơn 1.000 tỷ đồng từ những người dân "cả tin", rồi mất khả năng chi trả đang nóng lên từng ngày khi dàn lãnh đạo cũ đã bị miễn nhiệm.

Sen Tài Thu - từ chăm sóc sức khỏe đến “gọi vốn” nghìn tỷ, mất khả năng chi trả, vì đâu?

Sen Tài Thu - đi lên từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe

Đối với nhiều người Thủ đô và những tỉnh thành lân cận, cái tên Sen Tài Thu rất quen thuộc - bởi đây là chuỗi trung tâm chăm sóc sức khỏe có tiếng, phát triển nhờ kinh nghiệm gần 3 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực trị liệu theo phương pháp y học cổ truyền, dưới sự dẫn dắt của bà Phạm Thị Hòa - người được công ty giới thiệu là một Nghệ nhân Quốc gia.

Xuất phát điểm từ Trung tâm chăm sóc sức khỏe Sen Tài Thu thuộc Bệnh Viện Châm Cứu Trung Ương, Sen Tài Thu cũng được biết đến là đơn vị đầu tiên trên thị trường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, được chắt lọc từ ứng dụng Y học cổ truyền, ra đời năm 1992.

Sen Tài Thu - từ chăm sóc sức khỏe đến “gọi vốn” nghìn tỷ, mất khả năng chi trả, vì đâu?

Sau mấy thập kỷ, đến nay, Tập đoàn Sen Tài Thu đã mở rộng thêm nhiều lĩnh vực trong hệ sinh thái, bao gồm: trị liệu, dược phẩm, nhà hàng thực dưỡng, đào tạo.

Trong đó mảng dược phẩm do Công ty dược phẩm Sen Tài Thu quản lý; mảng đào tạo có Trung tâm đào tạo sen Tài Thu với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề, cac chuyên viên chăm sóc sức khỏe…; mảng nhà hàng thực dưỡng với thương hiệu thực dưỡng U Hòa với rấy nhiều các chi nhánh tại Hà Nội, các tình thành khác và cả thành phố Hồ Chí Minh.

Sen Tài Thu - từ chăm sóc sức khỏe đến “gọi vốn” nghìn tỷ, mất khả năng chi trả, vì đâu?

Phát triển nhanh chóng, Sen Tài Thu cũng thực hiện tăng vốn thần tốc. Trước đó, từ Trung tâm ban đầu, năm 2018 CTCP Sengroup Wellness được thành lập do bà Nguyễn Thị Thùy Linh, sinh năm 1981 đứng tên với chức danh Giám đốc.

Tháng 12/2020 công ty tiến hành tăng vốn điều lệ từ 31,98 tỷ đồng lên mức 160,35 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp 5 lần.

Ngay sau khi tăng vốn, công ty đổi tên thành Tập đoàn Sen Tài Thu Việt Nam như hiện tại. Và tháng 3/2021 công ty cập nhật thông tin, bà Phạm Thị Hòa, sinh năm 1958, làm Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của công ty. Tháng 12/2022 vừa qua ông Trần Tuấn Anh, sinh năm 1990 đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Sen Tài Thu.

Sự kiện huy động hơn 1.000 tỷ đồng từ nhà đầu tư

Theo tin từ báo Lao Động, Tập đoàn Sen Tài Thu đã huy động 1.021 tỷ đồng từ các nhà đầu tư thông qua hình thức chào bán cổ phần và cam kết mua lại với lãi suất 12%/năm. Tuy vậy công ty lại không kê khai vào hoạt động của doanh nghiệp. Theo thông tin 463 khách hàng đã bị “rút” tiền, nhưng đến nay Sen Tài Thu mất khả năng chi trả.

Theo tố cáo của một số người dân, do tin tưởng, lại nghe tư vấn, nên đã chuyển tiền tiết kiệm từ ngân hàng sang Sen Tài Thu “để gửi tiết kiệm”, nhằm nhận lãi suất 12%/năm. Tuy nhiên sau đó mới biết khoản “gửi tiết kiệm” kia bỗng chốc biến thành hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, và được tư vấn viên giải thích là “vấn đề hợp thức hóa” vì đã có cam kết mua lại cổ phần với lãi suất 12%.

Thậm chí có nhà đầu tư cho biết, đầu năm 2022 sau khi kết thúc 1 năm "đầu tư", thấy tập đoàn vẫn làm ăn tốt, đã để tiền lại đầu tư thêm.

Sự việc bắt đầu từ những tháng đầu năm 2023 khi người dân liên hệ Sen Tài Thu để đáo hạn hợp đồng thì được công ty phản hồi đang gặp khó khăn, trì hoãn việc trả tiền cả gốc và lãi trong vòng 1 – 2 năm. Lúc này sự việc vỡ lở, các “nạn nhân” tìm được đến với nhau mới biết nhiều người cùng hoàn cảnh.

Sự việc chưa giải quyết xong, tháng 6/2023 Sen Tài Thu bất ngờ thay đổi dàn lãnh đạo cũ. Cụ thể, ngày 12/6 HĐQT Sen Tài Thu quyết định miễn nhiệm thành viên HĐQT đối với bà Phạm Thị Hòa và bà Nguyễn Thị Thùy Linh, đồng thời công bố bầu bổ sung 3 thành viên mới là ông Nguyễn Quốc Sơn, Hà Đắc Thương và Nguyễn Đức Hồi.

Trang chủ của Tập đoàn ngày 1/9 cũng ra thông cáo báo chí trong bối cảnh người người lo sợ mất tiền. Nội dung thông cáo báo chí là để “giới thiệu chủ đầu tư mới của Tập đoàn Sen Tài Thu”.

Nội dung thông cáo đổ lỗi cho “sự non trẻ trong cách vận hành kinh tế vĩ mô” khiến một doanh nghiệp đi lên 1 cách đơn thuần từ gia đình làm nghề như Sen Tài Thu phải đối mặt khó khăn, đặc biệt là 3 năm Covid.

Dàn lãnh đạo cũ được thay thế, dàn lãnh đọa mới, trong đó ông Trần Tuấn Anh - người được tin tưởng giao chức vụ Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT - được giới thiệu là người có hơn 10 năm công tác trong lĩnh vực y tế, dịch vụ, xây dựng, có kinh nghiệm tái cấu trúc doanh nghiệp. Sen Tài Thu cho biết kỳ vọng ban lãnh đạo mới sẽ thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn.

Liên quan sự việc huy động tiền từ nhà đầu tư trên, thông cáo báo chí có ghi nhận “quyết tâm” của dàn lãnh đạo mới với lời hữa có trách nhiệm “lên phương án xử lý và thương thảo với quý vị lộ trình thực hiện liên quan tới các nghĩa vụ đã cam kết. Tập đoàn sẽ trao đổi thêm với quý đối tác, quý nhà đầu tư về các giải pháp cụ thể.

Sen Tài Thu: Từ chăm sóc sức khỏe đến “rút” túi tiền nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Thông tin về lãnh đạo mới - lãnh đạo cũ của Sen Tài Thu

Ông Trần Tuấn Anh, ngoài là CEO, Chủ tịch HĐQT mới của Sen Tài Thu, còn là người đại diện của loạt các doanh nghiệp khác như CTCP Thí nghiệm và xây dựng Thăng Long, CTCP Anytime Việt Nam, Công ty TNHH Auto Trần Anh, Công ty TNHH Ẩm thực và dịch vụ Trần Anh và Công ty TNHH Lâm nghiệp Thường Xuân.

Auto Trần Anh cũng mới chỉ thành lập tháng 8/2019, chuyên về bán buôn ô tô, cho thuê xe… có địa chỉ tại 136 Phạm Văn Đồng (sau đã chuyển địa chỉ về 217 Phạm Văn Đồng), vốn điều lệ ban đầu 5 tỷ đồng. Chỉ mấy tháng sau ngày thành lập, tháng 2/2020 công ty cập nhật tăng vốn điều lệ gấp 4 lần, lên 20 tỷ đồng. Công ty Anytime do ông Tuấn làm Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, cũng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xe ô tô.

Còn bà Phạm Thị Hòa, cũng là người đại diện theo pháp luật tại các công ty khác như CTCP Chăm sóc sức khỏe SEN 1992 và Công ty TNHH Sen Ninh Bình.

CTCP Chăm sóc sức khỏe SEN 1992 cũng thành lập tháng 2/2018 do bà Phạm Thị Hòa làm giám đốc, vốn điều lệ ban đầu 6 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống. Công ty có 4 cổ đông sáng lập, trong đó bà Hòa nắm giữ 35% vốn điều lệ; ông nguyễn thanh Trường sở hữu 16%; ông Trần Hiếu Trung góp 25% và ông Ngô Quang Vinh góp 24%. Chỉ mấy tháng sau thành lập, tháng 7/2018 công ty cập nhật tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, lên 18 tỷ đồng, tỷ lệ vốn góp các cổ đông sáng lập không thay đổi.

Công ty Sen Ninh Bình thành lập tháng 12/2018, ban đầu do bà phạm Thị Hòa làm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ 3 tỷ đồng, do bà Hòa và ông Vũ Đức Thông góp vốn mỗi người 50%. Sau đó cập nhật tháng 3/2019 cổ phần ông Vũ Đức Thông giảm còn 49% và Sengroup Wellness Việt Nam nắm giữ 51% vốn cổ phần còn lại.

Hệ sinh thái ‘khủng’ của Sen Tài Thu

Sen Tài Thu, Sâm Ngọc Linh ảo 'lừa' cả nghìn tỷ dễ dàng: Chung một kịch bản?

Cựu Chủ tịch Sen Tài Thu bị bắt, người bị hại có cơ hội đòi lại tiền?

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/sen-tai-thu-tu-cham-soc-suc-khoe-den-goi-von-nghin-ty-mat-kha-nang-chi-tra-vi-dau-199748.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Sen Tài Thu - từ chăm sóc sức khỏe đến “gọi vốn” nghìn tỷ, mất khả năng chi trả, vì đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH