Doanh nghiệp

Starbucks khai trương cửa hàng thứ 100 tại Việt Nam sau 10 năm và câu hỏi lãi hay chưa?

Mai Chi 25/09/2023 07:41

Starbucks nổi tiếng với chiến lược “sang chảnh hóa” cà phê, từng giúp Starbucks thành công ở nhiều nước.

Năm 2023 đánh dấu tròn 10 năm thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks gia nhập thị trường Việt.

Starbucks Việt Nam lãi hay chưa vẫn là ẩn số

Starbucks quá thành công ở Trung quốc, đó chính là kỳ tích ở đất nước mà “văn hoá trà” ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Không những thế, họ còn biến nơi này trở thành thị trường lớn thứ 2 sau Mỹ. Nhu cầu về cà phê Starbucks ở Trung Quốc tăng mạnh đến mức vào năm 2017, cứ 15 phút lại có một cửa hàng mới.

Ngược lại, tại Việt Nam cà phê là loại đồ uống thấm đẫm bản sắc địa phương - nơi có nhiều quán cà phê hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi Starbucks gia nhập thị trường năm 2013, mọi người thắc mắc chuỗi cà phê lớn nhất thế giới có nước đi như thế nào để thành công tại một quốc gia vốn là nhà xuất khẩu hạt cà phê Robusta lớn nhất thế giới.

Cửa hàng thứ 100 sau 10 năm và câu hỏi Starbucks lãi hay chưa?

Starbucks đã đánh dấu 10 năm hoạt động tại Việt Nam bằng cách mở địa điểm thứ 100 vào ngày 16/9 tại Lotte Mall Hồ Tây - khu phức hợp giải trí và mua sắm mới ở Hà Nội. Đại diện của hãng từ chối trả lời về việc liệu đã thu được lợi nhuận hay chưa. Và, trong khi Việt Nam có thị trường cà phê lớn nhất ở Đông Nam Á về giá trị và số lượng cửa hàng, thì chỉ có 1 cửa hàng Starbucks trên 0.9 triệu dân - con số thấp nhất trong 6 nền kinh tế lớn trong khu vực.

“Starbucks không phải là thứ mà mọi người có thể mua được hàng ngày” - Trong một bài viết đầu năm, tờ Nikkei Asia nhận định mức giá cạnh tranh là một trong những nguyên nhân khiến các quán cà phê địa phương tại Việt Nam bảo vệ được thị trường 1 tỷ USD này. Tiếp đó, hương vị và văn hóa thưởng thức cà phê đặc thù là những yếu tố tiếp theo khiến người Việt thích uống cà phê Việt.

Cửa hàng thứ 100 sau 10 năm và câu hỏi Starbucks lãi hay chưa?

Tuy nhiên, Starbucks có lợi thế cực mạnh về thương hiệu và xác định phát triển theo hướng “chậm mà chắc”.
Chiến lược giá của Starbucks tại Việt Nam như thế nào? Starbucks không bán rẻ hơn, thậm chí còn bán đắt hơn! Điển hình như hãy nhìn vào giá một ly Tall Latte tại Việt Nam đang được quy đổi ra 3,42 USD, cao hơn cả Mỹ – quê nhà của Starbucks khi chỉ có giá 3,26 USD/ly. Thậm chí vào năm 2017, công ty nghiên cứu ValuePenguin còn đánh giá cà phê Starbucks tại Việt Nam đang bán đắt thứ 3 thế giới khi quy đổi giá trị tương đối của mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam.

Thay vì cố gắng cạnh tranh với các chuỗi giá rẻ hơn, Starbucks sử dụng mức giá “cao cấp” để tạo sự khác biệt và củng cố hình ảnh cho thương hiệu. Bên cạnh đó, chiến lược giá của Starbucks có thể giúp thương hiệu tăng giá mà không làm khách hàng bỏ đi nhờ bộ phận truyền thông vô cùng chuyên nghiệp.

Đặc biệt là chiến lược xây dựng tệp khách hàng trung thành với thương hiệu. Càng mua nhiều, khách hàng càng được thưởng nhiều hơn, từ đó kích thích chi tiêu một cách đáng kể. Các vị khách thân quen của Starbucks không chỉ mua đồ uống, bánh ngọt mà còn sẵn sàng mở hầu bao để rinh các vật phẩm khác như bình nước, cốc nước,… của thương hiệu về nhà. Starbucks đã cho khách hàng một lý do để tiếp tục sử dụng và ghé thăm cửa hàng thường xuyên hơn.

Vị trí của Starbucks trên sàn quốc tế

Starbucks Corporation (NASDAQ: SBUX) là một trong những cổ phiếu tăng trưởng cổ tức hàng đầu với tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm 12,5% trong 5 năm qua. Hội đồng quản trị Starbucks đã thông qua mức cổ tức hàng quý là 0,53 USD cho mỗi cổ phiếu phổ thông đang lưu hành. Cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt vào ngày 25/8/2023. Điều này thể hiện cổ tức 2,12 USD trên cơ sở hàng năm và tỷ suất 2,06%. Ngày giao dịch không hưởng quyền của đợt trả cổ tức này là 10/8/2023. Tỷ lệ xuất chi của Starbucks hiện là 68,83%.

Starbucks vẫn là thương hiệu cafe phổ biến nhất trên toàn cầu. Thị phần của Starbucks vào năm 2022 là trên 37% tại Mỹ. Năm nay, thương hiệu này đã mở 1.878 cửa hàng mới, kết thúc năm với 35.711 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia. Doanh thu lên tới 32,25 tỷ USD, tăng 10,98% so với năm ngoái. Nhu cầu về cà phê Starbucks đã tăng nhanh trong suốt cả năm. Doanh thu thuần tăng 11% lên 32,5 tỷ đồng và doanh thu tại cửa hàng tăng 8%.

Cửa hàng thứ 100 sau 10 năm và câu hỏi Starbucks lãi hay chưa?

Hiện tại, có hơn 35.000 cửa hàng Starbucks tại hơn 80 quốc gia. Bằng cách này, thương hiệu sẽ phân tán rủi ro trong trường hợp một khu vực hoạt động kém. Ví dụ, mặc dù hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc kém. Nhưng công ty vẫn dẫn đầu nhờ doanh số bán hàng ở Mỹ.

Vào năm 2022, Starbucks đã kiếm được hơn 61% doanh thu của mình từ đồ uống. Và 21% tổng doanh thu còn lại đến từ cà phê, trà đóng gói và phục vụ một lần, cộng với tiền bản quyền. Và doanh thu cấp phép, liên quan đến đồ uống nguyên liệu, đồ dùng phục vụ và đồ uống pha sẵn. Cùng các mặt hàng khác. Thực phẩm chiếm 18% tổng doanh số bán hàng cùng năm. Starbucks đi theo chiến lược mô hình kinh doanh chuỗi. Nên các công ty điều hành chiếm hơn 80% tổng doanh thu.

Năm vừa qua, Starbucks đã tạo ra 3,28 tỷ đô la doanh thu ròng. So với con số 4,2 tỷ đô la vào năm 2021 và 928 triệu đô la vào năm 2020. Trong đó, mỗi cửa hàng thu về hơn 900 nghìn đô la. Tăng cao hơn lượng doanh thu 858 nghìn đô la vào năm 2021 và 720 nghìn đô la vào năm 2020.

Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long

Chân dung người đứng sau Starbucks Việt Nam

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cua-hang-thu-100-sau-10-nam-va-cau-hoi-starbucks-lai-hay-chua-202266.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Starbucks khai trương cửa hàng thứ 100 tại Việt Nam sau 10 năm và câu hỏi lãi hay chưa?
    POWERED BY ONECMS & INTECH