Dữ liệu kinh tế châu Âu; Dữ liệu lạm phát Mỹ; Dữ liệu Trung Quốc;... là các sự kiện quốc tế quan trọng nhà đầu tư chứng khoán cần quan sát trong tuần giao dịch từ tuần 9 - 13/5/2022.
Dữ liệu lạm phát Mỹ
Dữ liệu CPI tháng 4 của Mỹ được công bố vào thứ Tư (11/5) sẽ cho biết liệu mức tăng lạm phát nhanh nhất trong hơn 40 năm có đạt đến đỉnh điểm hay không. Tỷ lệ lạm phát hàng năm vào tháng 3 đã ở mức 8,5% do chi phí xăng dầu đạt mức cao kỷ lục.
Các nhà kinh tế đang dự báo tỷ lệ lạm phát trong tháng 4 là 8,1%, nhưng một số liệu mạnh hơn dự kiến có thể có khả năng nhấn mạnh trường hợp thắt chặt chính sách tiền tệ thậm chí mạnh mẽ hơn từ Fed.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng việc Fed mạnh tay thắt chặt có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái.
Biến động thị trường chứng khoán
Chỉ số Nasdaq và S&P 500 đã có năm tuần giảm điểm liên tiếp. Đây là chuỗi giảm dài nhất đối với chỉ số S&P 500 kể từ giữa năm 2011 và đối với chỉ số Nasdaq kể từ cuối năm 2012.
Keith Lerner, chiến lược gia thị trường và đồng giám đốc đầu tư tại Truist Advisory Services cho biết: “Thị trường tập trung vào việc Fed và đó là lý do tại sao thị trường đi xuống”.
Các thị trường đã định giá khoảng 75% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 6 mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell đã phủ nhận điều đó trong cuộc họp tuần qua.
Sự biến động của thị trường có thể sẽ tiếp diễn khi sự kết hợp của một Fed diều hâu hơn, lợi tức trái phiếu tăng và những rủi ro địa chính trị ở Ukraine đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.
Dữ liệu Trung Quốc
Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về thương mại và lạm phát vào thứ Hai (9/5), điều này sẽ cho thấy tác động của các biện pháp kiểm soát COVID-19 đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Các nhà kinh tế đang kỳ vọng dữ liệu thương mại cho thấy tăng trưởng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2020 vào tháng 4, trong khi nhập khẩu dự kiến sẽ giảm trong tháng thứ hai do nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng bởi tình trạng phong toả nghiêm ngặt ở Thượng Hải và các nơi khác.
Dữ liệu lạm phát dự kiến cho thấy tình trạng khan hiếm hàng hóa đã làm tăng giá, trong khi dữ liệu giá tại các nhà máy cũng được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao.
Nhiều nhà máy ở Thượng Hải là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu nên thách thức đang gia tăng khi cả khi phần lớn thành phố 25 triệu dân vẫn bị phong toả.
Dữ liệu kinh tế châu Âu
Dữ liệu mới nhất về chỉ số tâm lý ZEW của Đức và dữ liệu sơ bộ về GDP quý I của Anh sẽ làm nổi bật tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà các ngân hàng trung ương đang phải đối mặt khi họ cố gắng chống lại giá cả tăng vọt trong bối cảnh lo ngại về triển vọng tăng trưởng ngày càng gia tăng.
Các nhà kinh tế đang kỳ vọng chỉ số ZEW sẽ giảm trở lại vào tháng 4 từ mức vốn đã thấp nhất kể từ đầu đại dịch năm 2020.
Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh đã cảnh báo rằng Anh có nguy cơ xảy ra hai đợt suy thoái và lạm phát trên 10% khi nước này tăng lãi suất lên 1%, mức cao nhất kể từ năm 2009.
Giá năng lượng
Liên minh châu Âu gần đạt được thỏa thuận về một vòng trừng phạt mới đối với Moscow bao gồm lệnh cấm vận theo từng giai đoạn đối với dầu của Nga, chiếm hơn 1/4 kim ngạch nhập khẩu của EU.
Động thái này sẽ đẩy các nhà máy lọc dầu ở châu Âu vào cuộc đua tìm kiếm các nhà cung cấp dầu thô mới và khiến các tài xế phải trả hóa đơn lớn hơn vào thời điểm khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang đè nặng người tiêu dùng trên toàn cầu.
Sau thông tin về cấm vận của Nga được đưa ra, giá dầu thô của Mỹ tăng khoảng 5% trong tuần trước trong khi giá dầu Brent tăng gần 4% do triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn bù đắp cho những lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group cho biết: “Trong thời gian tới, các nguyên tắc cơ bản của dầu là tăng giá và chỉ có những lo ngại về sự suy giảm kinh tế trong tương lai đang kìm hãm giá dầu”.
Vì sao những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc không thể bắt kịp cơn sốt AI như Phố Wall?
Vừa lên sàn Nasdaq, một quỹ ‘cá mập’ Bitcoin đã tiến gần mốc 50 tỷ USD, nắm giữ 2,38% nguồn cung BTC