Sức khỏe doanh nghiệp vẫn chịu áp lực đáo hạn trái phiếu

13-06-2023 10:23|Hà Phương

Theo các chuyên gia chứng khoán, quý 2/2023, áp lực trả nợ trái phiếu của nhiều doanh nghiệp tăng khiến nhiều doanh nghiệp phải chật vật trả nợ.

13.jpeg
Áp lực trả nợ trái phiếu dâng cao khiến sức khoẻ tài chính doanh nghiệp suy yếu

Khối lượng phát hành suy giảm

Theo báo cáo từ Hiệp hội trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ phát hành trong 5 tháng đầu năm đạt hơn 26.100 tỉ đồng, giảm 80% so với cùng kỳ. Ngược lại, việc đàm phán giữa các tổ chức phát hành và trái chủ diễn ra tích cực, nhiều doanh nghiệp đạt được thỏa thuận gia hạn. Tổng hợp cho thấy đã có 30 doanh nghiệp đạt được thỏa thuận với trái chủ. 

Báo cáo về thị trường trái phiếu, Công ty Chứng khoán HSC cho biết, có 110 doanh nghiệp phát hành có nguy cơ không trả được gốc, lãi trái phiếu đúng hạn. Những trường hợp trên là mất khả năng thanh toán theo tiêu chuẩn quốc tế, cho dù nhiều doanh nghiệp phát hành trong số này chưa chính thức thông báo mất khả năng thanh toán đúng hạn.

Khối lượng trái phiếu chậm thanh toán là 43.900 tỉ đồng. Một phần trong số trái phiếu chậm thanh toán đã được tái cơ cấu giãn thời hạn trả nợ hoặc thay đổi điều kiện trái phiếu. Từ tháng 5 đến cuối năm nay, 20.800 tỉ đồng trái phiếu của các doanh nghiệp phát hành đã từng chậm thanh toán sẽ đáo hạn. Trong đó có 4.300 tỉ đồng trái phiếu đã chậm thanh toán lãi trước đó. Ngoài ra sẽ có 57.700 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn trong thời gian trên cũng có thể sẽ chậm thanh toán, đỉnh điểm có thể sẽ rơi vào tháng 9 năm nay.

Lượng phát hành mới suy giảm liên tiếp trong những tháng đầu năm, lượng trái phiếu đáo hạn khổng lồ cũng đến đang tạo áp lực rất lớn đến “sức khỏe” tài chính của nhiều doanh nghiệp. Có thể thấy kể từ đầu tháng 5 đến nay, đã có hàng chục công ty thông báo chậm trả gốc, lãi trái phiếu hoặc gia tăng thêm kỳ hạn trái phiếu.

Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, gia hạn trái phiếu là cách duy nhất mà doanh nghiệp hiện nay có thể làm. Bởi nếu tính đến phương án hoán đổi tài sản sẽ không dễ dàng khi chính tài sản lại đang bị chôn chặt tại các ngân hàng. Do vậy, gia hạn trái phiếu sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Trái chủ sẽ phải chấp nhận rủi ro vốn bị chiếm dụng lâu hơn, trong khi doanh nghiệp sẽ có thời gian để xoay xở về mặt tài chính, còn nếu không sẽ đối mặt nguy cơ vỡ nợ…

Áp lực đáo hạn trái phiếu có hạ nhiệt?

Số liệu của HNX thì ghi nhận,  đến cuối tháng 5 có khoảng 62 doanh nghiệp nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp. Riêng tháng 5/2023, tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp này vào khoảng 157.700 tỉ đồng, chiếm khoảng 14,4% dư nợ toàn thị trường...

nh-chu.p-man-hinh-2023-06-12-luc-11.08.53.png

Thống kê cho thấy, tháng 6 là thời điểm có giá trị trái phiếu đáo hạn cao nhất năm với hơn 35.500 tỉ đồng. Số lượng trái phiếu đạo hạn tháng này này tăng gấp đôi so với tháng 5. Điều này khiến doanh nghiệp xoay xở chật vật để tìm nguồn trả nợ.

Theo VNDirect, áp lực trái phiếu đáo hạn hạ nhiệt trong quý 1/2023 song thử thách sẽ rơi vào giai đoạn quý 2-3/2023 Trong năm 2023, ước tính giá trị đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp vào khoảng 252 nghìn tỷ đồng (tăng 64%). Trong đó, quý 1/2023 có khoảng 31 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên giá trị trái phiếu đáo hạn quý 2 và 3 sẽ lần lượt khoảng 76,5 nghìn tỷ đồng (tăng 120%) và 83 nghìn tỷ đồng (tăng 39%). Sau giai đoạn thách thức này, lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ giảm về mức 61 nghìn tỷ đồng (tăng 14%) trong quý 4/2023.

Hiện nhóm doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43% tổng giá trị đáo hạn trái phiếu riêng lẻ trong năm 2023, tương đương 107,7 nghìn tỷ đồng.Theo sau là nhóm Tài chính – Ngân hàng với 31% tỷ trọng giá trị đáo hạn, tương đương 77,6 nghìn tỷ đồng. Các ngành khác chiếm khoảng 26% tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ đáo hạn trong 2023, với khoản 66,5 nghìn tỷ đồng .

Sau khi Nghị định 08/CP được ban hành, thị trường đã ghi nhận một số hoạt động cơ cấu lại nợ theo hướng kéo dài kỳ hạn trái phiếu. Song những khoản nợ trái phiếu đến hạn vẫn nối nhau để tạo áp lực cho doanh nghiệp. Nhiều báo cáo cho thấy khối lượng trái phiếu đến hạn sẽ đạt đỉnh trong tháng 6 này và khối lượng chậm thanh toán của doanh nghiệp sẽ lên cao trào vào các quý tới.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, thị trường BĐS trầm lắng, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn làm cho sức khoẻ  tài chính doanh nghiệp ngày càng yếu. Do vậy việc thanh toán nợ trái phiếu càng gây lên áp lực tài chính cuả doanh nghiệp vốn đã khó ngày càng khó hơn…

Hàng nghìn tỷ trái phiếu chảy vào Kita Group sau khi thâu tóm dự án của Vimedimex và “bệ đỡ” từ nhà băng

Chuyên gia: Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam vẫn còn sơ khai

Theo diendandoanhnghiep.vn
https://diendandoanhnghiep.vn/suc-khoe-doanh-nghiep-van-chiu-ap-luc-dao-han-trai-phieu-245640.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Sức khỏe doanh nghiệp vẫn chịu áp lực đáo hạn trái phiếu
    POWERED BY ONECMS & INTECH