Tái khởi động 2 dự án quan trọng 'giải vây' ô nhiễm cho sân bay Tân Sơn Nhất sau hơn 10 năm 'đứng hình'
Sau 10 năm 'đứng hình' vì thiếu vốn, 2 dự án này vừa được thành phố chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đề xuất bố trí vốn để thực hiện ngay.
Kênh Hy Vọng và kênh A41 (quận Tân Bình) - hai kênh thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất. Kênh A41 dài khoảng 2km với hai nhánh kênh bắt đầu từ hai cống thoát nước của sân bay Tân Sơn Nhất và hợp dòng tại khu vực đường Giải Phóng. Kênh dẫn nước ra đường Cộng Hòa rồi đổ vào hệ thống cống ngầm về kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Kênh Hy Vọng dài khoảng 1,8km, chảy qua địa bàn phường 15, đảm nhận tiêu thoát cho toàn bộ diện tích phía Tây và Bắc sân bay Tân Sơn Nhất. Nước từ sân bay thoát ra kênh Hy Vọng sẽ đổ về kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên. Đây là một trong những đường thoát nước chính cho sân bay Tân Sơn Nhất.
Kênh Hy Vọng sẽ được cải tạo từ đường Phạm Văn Bạch đến giáp kênh Tham Lương. Ảnh: Minh Quân
Dự án cải tạo kênh Hy Vọng được TP. HCM lên kế hoạch triển khai từ năm 2013. Tuy nhiên, nhiều năm qua 2 kênh này vẫn bị phủ kín bởi đủ loại rác thải, bốc mùi hôi thối. Hàng trăm hộ dân chưa được giải toả sống cùng môi trường ô nhiễm hơn chục năm.
>> 'Thủ phủ công nghiệp' miền Bắc ra 'tối hậu thư' cho dự án kho bãi 'khủng' gần 4.200 tỷ
Mới đây, UBND TP. HCM đã có kế hoạch cải tạo hai con kênh này để cải thiện môi trường, giảm ngập cho khu vực sân bay. Phó chủ tịch UBND TP. HCM Bùi Xuân Cường chỉ đạo các Sở, ngành rà soát, đề xuất bố trí vốn để thực hiện ngay.
Kênh Hy Vọng ở quận Tân Bình dự kiến được cải tạo chiều dài 1,1km, làm đường hai bên với tổng vốn gần 2.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025. Công trình bố trí 55 hố thu kết nối thoát nước dọc bờ và xây mới 9 cống xả, cống qua đường. Dọc hai bờ, dự án làm đường rộng 6m cùng vỉa hè và hệ thống thoát nước; chiếu sáng, lan can.
Kênh A1 ô nhiễm nặng nề. Ảnh: Huyền Chân
Còn dự án kênh A1 được HĐND TP. HCM đã chấp thuận chủ trương cải tạo từ năm 2016. Theo kế hoạch, giai đoạn 2016-2018, dự án thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng với kinh phí 400 tỷ đồng. Giai đoạn 2017-2019 dự án triển khai thi công với tổng mức đầu tư 160 tỷ đồng. Dự án do UBND quận Tân Bình làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, vướng mắc chính liên quan giải phóng mặt bằng khiến dự án chưa triển khai.
Hiện nay, địa phương đang tích cực làm các thủ tục và giải phóng mặt bằng để khởi công dự án. Dự án này có tổng số vốn 560 tỷ đồng.
Theo nghi nhận, một số nhà dân đã nhận tiền đền bù và tháo dỡ nhà cửa bàn giao mặt bằng. Việc đầu tư cải tạo tuyến kênh này được đánh giá quan trọng do còn đảm nhận thoát nước khu vực nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, dự kiến khai thác năm 2024.
>> Quận rộng nhất Hà Nội chuẩn bị thông xe tuyến đường 1.200 tỷ đúng dịp Giải phóng Thủ đô
Thông xe tuyến hầm chui 200 tỷ đồng 'giải cứu' cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất
Pin dự phòng của hành khách bốc cháy tại nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất