Tăng cường trách nhiệm trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp

10-12-2022 11:29|Vũ Phương Nhi

Chính phủ yêu cầu sửa đổi các quy định nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp.

Tăng cường trách nhiệm trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Tăng cường trách nhiệm trong việc mua, bán trái phiếu DN.

Tại Nghị quyết số 156/NQ-CP, Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi Nghị định số 65/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP) về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; bảo đảm công khai, minh bạch, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ.

Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương rà soát, nghiên cứu sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp nhằm tăng cường trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao tín nhiệm, tăng cường minh bạch thông tin và kiểm soát chặt chẽ rủi ro.

Để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, thích ứng kịp thời với diễn biến tình hình trong và ngoài nước; điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, cung cấp vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên tạo động lực tăng trưởng, trong đó có các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực.

Hạn chế tình trạng đô la hóa và vàng hóa

Chính phủ cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; bảo đảm thanh khoản, an toàn của hệ thống ngân hàng gắn với tăng cường thanh tra, giám sát; có giải pháp hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ, chuyển tài sản bằng tiền đồng sang ngoại tệ, tình trạng đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung xử lý nợ xấu và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; chỉ đạo các tổ chức tín dụng khẩn trương xem xét ưu tiên cho vay các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả, có khả năng trả nợ, đáp ứng các quy định pháp luật; đánh giá kỹ tình hình triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% qua hệ thống ngân hàng thương mại để có giải pháp thích hợp, trước mắt khẩn trương sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tế để thúc đẩy, tạo thuận lợi cho việc giải ngân; kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền việc điều chỉnh vốn sang chương trình khác để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ...

Sắp đáo hạn 40.600 tỷ trái phiếu, lớn nhất là nhóm bất động sản

Một công ty năng lượng tất toán 1.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ sau 3 tháng phát hành

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/tang-cuong-trach-nhiem-trong-viec-mua-ban-trai-phieu-doanh-nghiep-102221209215911348.htm
Bài liên quan
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 2/2025: Không có đợt phát hành mới
    Tháng 2/2025, thị trường trái phiếu doanh nghiệp không ghi nhận đợt phát hành mới do ngân hàng chưa có nhu cầu huy động vốn và doanh nghiệp thận trọng hơn.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: Bất động sản là nhóm có giá trị đáo hạn lớn nhất
    Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam khẳng định tính tới thời điểm hiện tại bất động sản là nhóm có trị giá đáo hạn lớn nhất, chiếm hơn một nửa tổng trị giá trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trong tháng 3 (59%). Điều này phản ánh áp lực thanh khoản vẫn hiện hữu đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản, trong bối cảnh nhu cầu tái cấu trúc nợ và huy động vốn mới còn hạn chế.
  • Vì sao thị trường trái phiếu doanh nghiệp 'đóng băng' suốt tháng 2?
    Tháng 2/2025, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam rơi vào trạng thái đóng băng khi không có bất kỳ đợt phát hành mới nào. Lãi suất cao, áp lực đáo hạn lớn và tâm lý e ngại rủi ro đang siết chặt thanh khoản, khiến kênh huy động vốn này đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, mở rộng quy mô cấp xã
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu trước hết phải tập trung hoàn thành Đề án sắp xếp lại địa giới các đơn vị hành chính theo chỉ đạo của Bộ Chính trị để trình cấp có thẩm quyền, theo hướng sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện, giảm đầu mối để mở rộng quy mô cấp xã.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tăng cường trách nhiệm trong việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp
    POWERED BY ONECMS & INTECH