Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường trong quý 4/2022 có thể chậm lại trước nhiều thách thức

08-12-2022 16:00|Anh Tú

Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường năm 2022 đạt 17% - giảm so với mức 21,4% trong 9 tháng đầu năm.

Sau những biến cố từ đầu năm, kể từ đầu tháng 4/2022, VN-Index liên tục nối dài xu hướng giảm và rơi về mức thấp 952,1 điểm vào ngày 22/11 (thực tế, chỉ số đã tạo đáy tại mức 874 điểm hồi giữa tháng 11 vừa qua). HNX-Index và UPCoM-Index cũng giảm lần lượt 58,9% và 39,3% kể từ đầu năm.

Trong năm 2022, VN-Index là chỉ số có hiệu suất đầu tư kém tích cực nhất với mức giảm 36,5% kể từ đầu năm và có diễn biến giá xếp sau tất cả các thị trường chứng khoán Đông Nam Á khác bao gồm Indonesia (JCI Index: +6,8% kể từ đầu năm), Singapore (STI Index: +4,3% kể từ đầu năm), Thái Lan (SET Index: -2,6% kể từ đầu năm), Malaysia (FBMKL CI Index: -8,1% kể từ đầu năm), Philippines (PCOMP Index: -9,7% kể từ đầu năm).

Tại Báo cáo Chiến lược đầu tư 2023 mới được công bố, Chứng khoán VNDirect cho rằng đà tăng của thị trường chứng khoán trong năm tới sẽ vững chãi hơn nhờ các yếu tố như kỳ vọng các ngân hàng Trung ương trở nên “bớt diều hâu” hơn.

Theo VNDirect, động thái này sẽ kích hoạt một đợt định giá lại tài sản mới trên các thị trường chứng khoán (đặc biệt là nhóm mới nổi) câu chuyện giảm lãi suất sẽ được phản ảnh sớm trước đó 4 - 6 tháng.

Tín hiệu đạt đỉnh của cả lạm phát toàn cầu lẫn lãi suất của Mỹ sẽ kích thích khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm câu chuyện tăng trưởng cao từ những thị trường mới nổi.

Ngoài ra, việc thất thế gần đây của các cổ phiếu công nghệ tại đã dẫn đến sự chuyển hướng đầu tư sang các hoạt động kinh doanh truyền thống, đây cũng là bản chất của thị trường chứng khoán Việt Nam - nơi ngân hàng, bất động sản, điện lực, tiêu dùng chiếm ưu thế về vốn hóa.

Bên cạnh đó, tăng trưởng lợi nhuận ròng toàn thị trường sẽ khởi sắc hơn trong nửa cuối 2023 nhờ: Lãi suất giảm, đồng VND mạnh lên, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ tạo thêm động lực.

cvll.jpeg

TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV

Chia sẻ với báo giới về triển vọng thị trừng chứng khoán năm 2023, TS. Cấn Văn Lực, Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia cho rằng, năm 2023, kinh tế thế giới suy thoái cục bộ, nhẹ và ở mức độ ngắn; kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6 - 6,5% thấp hơn mức 8% trong năm nay nên rõ ràng thị trường chứng khoán sẽ khó phát triển nhanh như giai đoạn 2019 - 2021.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán năm tới có thể sẽ dần dần phục hồi và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Hiện nay, mức giá cổ phiếu so với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, của nền kinh tế tương đối thấp và còn khá là hấp dẫn do đó sức hút đối với nhà đầu tư bao gồm cả nội và ngoại trong thời gian vừa qua và sắp tới là tương đối mạnh.

lntt.png

Lợi nhuận toàn thị trường theo từng quý (Nguồn: VNDirect)

Yếu tố cuối cùng là nền tảng doanh nghiệp năm nay vẫn ở mức độ chấp nhận được; lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cả năm 2022 ước tính tăng khoảng 13 - 15%.

Xét trong năm 2022, Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường đạt 17% - giảm so với mức 21,4% trong 9 tháng đầu năm - trước một số thách thức nổi lên trong quý 4 như: Xuất khẩu yếu, biên lợi nhuận giảm, gánh nặng chi phí lãi vay gia tăng và lỗ tỷ giá sẽ khiến lợi nhuận ròng thị trường chậm lại đáng kể.

Sang năm 2023, VNDirect dự báo lợi nhuận ròng toàn thị trường ở mức 14%.

Khối ngoại gom loạt cổ phiếu chứng khoán, thép trong phiên VN-Index thủng mốc 1.175

Thị trường ngày 19/4: Rung lắc và rũ bỏ, VN-Index tiếp tục giảm thêm 18 điểm

VN-Index rơi 102 điểm sau 4 phiên, ký ức Giỗ Tổ Hùng Vương 2 năm trước hiện về

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tang-truong-loi-nhuan-toan-thi-truong-trong-quy-42022-co-the-cham-lai-truoc-nhieu-thach-thuc-161501.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường trong quý 4/2022 có thể chậm lại trước nhiều thách thức
POWERED BY ONECMS & INTECH