Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm thấp là do đâu?

01-06-2023 20:14|Đức Anh

Trong những tháng đầu năm, dư địa tín dụng rất thoải mái không bị chặn và thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa. Vậy tăng trưởng tín dụng thấp do đâu?

Tại kỳ họp Quốc hội thứ 5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng đã có phát biểu về điều hành và tiếp cận tín dụng.

Cụ thể, với việc điều hành tín dụng, tháng 10 năm ngoái đã diễn ra sự kiện rút tiền hàng loạt ở SCB, gây nguy cơ tác động lan truyền tới hệ thống ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã tập trung ưu tiên vừa ổn định thị trường ngoại hối và đặc biệt là đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chi trả cho người dân. Vì vậy, không thể điều chỉnh room tín dụng vào thời điểm đó, sau khi thanh khoản ổn định trở lại thì Ngân hàng Nhà nước mới điều chỉnh tăng trưởng tín dụng.

Về việc tiếp cận tín dụng, chính sách cho vay vẫn giữ nguyên không thay đổi. Tăng trưởng tín dụng năm 2022 đạt 14,16% nhưng 5 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt khoảng 3%. Vì vậy không thể nói tín dụng tăng trưởng thấp là do chính sách.

Trong những tháng đầu năm dư địa tín dụng rất thoải mái không bị chặn và thanh khoản hệ thống được NHNN duy trì dư thừa.

"Không có lý do gì mà ngân hàng huy động tiền gửi trả lãi cho người gửi tiền mà doanh nghiệp cần vốn lại không cho vay", Thống đốc phát biểu.

Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm thấp là do đâu?
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng (Ảnh: Quốc hội)

Về phía NHNN, trong những tháng đầu năm, đã điều hành duy trì thanh khoản dồi dào, giảm lãi suất điều hành, ban hành Thông tư 02 cho phép cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Đồng thời, chỉ đạo TCTD rà soát giảm thủ tục hành chính, cho vay dựa trên phương án khả thi không nhất thiết có tài sản bảo đảm.

Về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, Thống đốc cho biết kết quả triển khai thấp do chủ yếu là tâm lý e ngại của doanh nghiệp trong khi TCTD thì khó có có thể đánh giá như thế nào là "có khả năng phục hồi".

Trước tình hình đó Chính phủ đã trình Quốc hội chuyển khoảng 24.000 tỷ đồng cho chính sách giảm thuế VAT. Đồng thời, NHNN trình Chính phủ để sửa đổi Nghị quyết 43 để bỏ cụm từ "có khả năng phục hồi" để tiếp tục triển khai.

Còn về gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ là gói tín dụng do nhóm ngân hàng Big4 tự nguyện tham gia để thực hiện mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đây là mục tiêu thực hiện đến năm 2030 chứ không giải quyết trong năm 2023. Nguồn vốn do chính các ngân hàng huy động, nguồn giảm lãi suất cũng đến từ chính nguồn lực tài chính của các ngân hàng.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: 4 ngân hàng quốc doanh đã sẵn sàng nhưng vẫn chưa giải ngân được

NHNN cần quy định trần room tín dụng ngay từ đầu năm, tránh siết room đột ngột

BIDV đề xuất được nới hạn mức tín dụng hàng năm lên 14%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tang-truong-tin-dung-5-thang-dau-nam-thap-la-do-dau-185863.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm thấp là do đâu?
POWERED BY ONECMS & INTECH