Tuy nhiên, sau pha 'mất hàng' đau thương, SHS đã nhanh chóng tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một số mã 'cổ phiếu vua' khác.
Cầm chặt ‘hàng’ qua mùa giông bão nhưng dàn ‘cá mập’ ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) lại tuột tay đúng lúc chân sóng. Liệu đây có phải là pha ‘mất hàng’ gây ‘đau thương’ cho Chứng khoán SHS?
SHS cùng cổ phiếu TCB vượt qua mùa bão giông
Cuối năm 2020, mã cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã có dịp ‘neo’ chân sóng. Thời điểm đó, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) đã nhanh tay nắm bắt cơ hội mua vào lượng lớn cổ phiếu TCB. Là công ty chứng khoán có tầm nhìn đầu tư dài hạn và thừa cả sự sành sỏi, khoản đầu tư vào TCB được SHS đặt niềm tin rất lớn.
Theo Báo cáo tài chính quý IV/2020, tại ngày 31/12/2020, SHS sở hữu lô cổ phiếu TCB với giá gốc là 187,2 tỷ đồng, trong khi giá trị thị trường là 241,3 tỷ đồng, tương ứng tạm lãi hơn 54 tỷ đồng.
SHS tiếp tục duy trì vị thế mua vào TCB trong các quý tiếp theo. Có lúc đã lãi đến hơn 50% cho khoản đầu tư nhưng có vẻ ban lãnh đạo SHS còn kỳ vọng cao hơn. SHS thậm chí còn gom mạnh nữa cổ phiếu TCB trong đoạn ‘đổ đèo’ của thị trường chứng khoán Việt Nam - nửa đầu 2022.
Quý II/2022, SHS báo lợi nhuận chuyển từ dương sang âm sau khi soát xét kết quả bán niên 2022. Giải trình cho sự thay đổi này, là do SHS giữ nguyên phân loại cổ phiếu TCB ở mục tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) thay vì mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) như trong BCTC tự lập.
Đến quý III/2022, SHS vẫn kiên định đặt trọn niềm tin vào cổ phiếu TCB thể hiện bởi việc ‘gồng' lượng cổ phiếu TCB có giá vốn lên tới 743,2 tỷ đồng - cao nhất danh mục tự doanh ngay cả trong giai đoạn xấu nhất của thị trường.
TCB tạo đáy đi lên, SHS gục ngã trước "chân sóng"
Sau nhiều biến động thị trường, thị giá TCB phục hồi trở lại. Tưởng chừng như ‘team đầu tư’ SHS lúc đó phải lãi cả hàng nghìn tỷ đồng. Nhưng không, đây cũng chính là lúc SHS bất ngờ 'tuột hàng' trong bối cảnh TCB tạo đáy đi lên.
BCTC Quý IV/2022 cho thấy cổ phiếu TCB đã không còn xuất hiện trong danh mục đầu tư của SHS, đồng nghĩa công ty chứng khoán có nhà 'bầu' Hiển đã bán sạch hàng.
Cổ phiếu TCB đã có hành trình bứt phá ngoạn mục, từ vùng đáy ở mức giá 27.700 đồng hồi cuối tháng 10/2023, TCB đã tăng vọt lên sát ngưỡng 50.000 đồng/cp vào phiên 16/5/2024. Như vậy, mã cổ phiếu TCB đã tăng 80,5% trong vòng chưa đầy 7 tháng.
Diễn biến cổ phiếu SHB từ năm 2020 trở lại đây |
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, thị giá của TCB đã tăng tới hơn 57%, dẫn đầu nhóm cổ phiếu ngân hàng, vượt trội hơn nhiều so với mức tăng 12,6% của VN-Index. Techcombank nhờ đó cũng trở thành nhà băng tư nhân có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, đạt hơn 175.000 tỷ đồng, tương đương gần 7 tỷ USD.
Mới đây, các chuyên gia nhận định, đà tăng của cổ phiếu TCB sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới. Cụ thể, CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam đã khuyến nghị "Mua" cổ phiếu TCB với giá mục tiêu 54.300 đồng/cp bởi chất lượng tài sản tốt và tỷ lệ CASA dẫn đầu thị trường.
Tuy nhiên, sau pha 'mất hàng' đau thương, SHS đã nhanh chóng tìm kiếm cơ hội đầu tư ở một số mã 'cổ phiếu vua' khác như FRT, VPB.
BCTC quý I/2024 cho biết, danh mục tài sản tài chính FVTPL của SHS có VPB, MWG và FRT chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong khi MWG tạm lỗ 17 tỷ đồng, FRT là khoản đầu tư có lợi nhuận tăng mạnh nhất với giá trị tăng hơn 240 tỷ đồng so với giá đầu tư ban đầu. Khoản đầu tư vào VPB cũng tạm lãi 43 tỷ đồng.
Danh mục tự doanh của SHS (Nguồn: BCTC SHS) |
Danh mục tài sản sẵn sàng để bán (AFS) của SHS vẫn giữ nguyên như đầu năm với giá trị gốc hơn 475 tỷ đồng, đầu tư vào 2 cổ phiếu SHB và TCD. Công ty đang tạm có lợi nhuận 122% với khoản đầu tư 275 tỷ đồng vào SHB, nhưng lại ghi nhận lỗ gần 110 tỷ đồng với khoản đầu tư vào TCD (giá gốc 200 tỷ đồng).
Cổ đông lo ngại phát hành số lượng lớn làm giảm giá trị cổ phiếu, Chủ tịch SHS nói gì?
Cổ đông khen đầu tư ‘mát tay’, lãnh đạo SHS bật mí quy trình chọn ‘chứng’ khắt khe