Techcombank đề xuất gói vay quy mô 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội

20-03-2024 16:44|Trâm Anh

Techcombank sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc cho vay như với khách hàng bình thường mà không bị ràng buộc các điều kiện cho vay như đối với NOXH.

Ngày 16/3, tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội (NOXH), ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, TCB) đã đề xuất một gói vay với quy mô 30.000 tỷ đồng, lãi suất chỉ 4,8%/năm, cố định trong 5 năm như Ngân hàng Chính sách Xã hội.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Techcombank cũng đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét về khung tín dụng, bù đắp lãi suất và rủi ro bởi phân khúc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến phía ngân hàng ngại cho vay.

Ông Hồ Hùng Anh cho biết, Techcombank sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro liên quan đến việc cho vay như với khách hàng bình thường chứ không bị ràng buộc các điều kiện cho vay như đối với NOXH.

>> Động lực tăng trưởng của Techcombank - ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam

Về tính pháp lý của dự án, Chủ tịch Techcombank cho rằng bên cạnh một số khó khăn thì hiện tại rất nhiều dự án đã được phê duyệt và rất nhiều dự án ở các tỉnh đều có những quỹ đất công và tiến hành đấu thầu. Nếu tập trung đẩy mạnh thì quỹ đất đó sẽ mở ra. Hiện nay một số doanh nghiệp lớn đã được phê duyệt về chủ đầu tư.

Techcombank đề xuất gói vay quy mô 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội
Techcombank đề xuất gói vay quy mô 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội

Về tiếp cận vay vốn ngân hàng, việc để triển khai tùy vào mỗi dự án NOXH cho đến khi huy động được vốn. Mà hiện nay theo luật thì cũng mất khoảng 3 đến 6 tháng. Sau khi xây dựng xong phần móng, chủ đầu tư hoàn toàn có thể huy động vốn và bán căn nhà hình thành trong tương lai.

Đối với các chủ đầu tư, nếu triển khai việc xây dựng nhanh và đúng đối tượng, người mua được vay sớm từ ngân hàng thì các chủ đầu tư đọng vốn không nhiều. Tuy nhiên, trong trường hợp chủ đầu tư vướng nhiều về mặt pháp lý thì có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và tất nhiên là đọng vốn.

Nếu chủ đầu tư vướng nhiều về mặt pháp lý thì có thể mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện và tất nhiên là đọng vốn.

Về phía ngân hàng, khi cho vay thì tập trung vào nguồn trả nợ. Ông cho rằng lãi suất hiện nay rất thấp. Ví dụ một căn hộ, một đơn vị ở khu công nghiệp giá cũng chỉ dao động 200-300 triệu đồng. Đối với một gia đình công nhân thì chỉ cần 20-30m2 chứ người ta không nghĩ đến 50-70m2. Ở thành phố, một nhà rộng 20-30m2 có giá khoảng 400-500 triệu đồng.

Đồng thời, Techcombank đã có đề án gửi Ngân hàng Nhà nước đề xuất tạo ra cơ chế chung cho các ngân hàng thương mại cùng tham gia. Techcombank cho rằng khó khăn không phải ở chỗ chủ đầu tư. Theo Chủ tịch Techcombank, phải tìm ra được điểm nghẽn từ phía người mua của dự án đó. Nếu có người mua mặt hàng và sản phẩm tiêu thụ được thì chủ đầu tư không gặp vấn đề.

Theo khung giá hiện nay đang xây dựng nếu tính lợi nhuận 10%, với khoảng 200 triệu đồng thì ông tính toán nếu cho vay với lãi suất 7-8%/năm thì một năm người dân phải trả 14-16 triệu đồng. Nếu cho vay khoản vay đó khoảng 20 năm thì chỉ trả cả lãi và gốc 10 triệu đồng/năm. Có nghĩa một hộ cũng chỉ trả 2 triệu đồng/tháng, không phải quá lớn. Thực sự họ đi thuê nhà thì giá cũng không phải ít. Còn đối với 1 căn nhà 500-600 triệu đồng thì tiền trả hàng tháng cũng chỉ 3-4 triệu đồng/tháng đối với chính sách lãi suất hiện nay.

Về thời hạn, Techcombank sẵn sàng cho vay trong khoảng từ 20 đến 30 năm tùy theo khả năng trả nợ của khách hàng và chủ đầu tư.

>> Bí kíp giúp ứng viên 'ăn trọn' điểm tuyển dụng từ Techcombank

Động lực tăng trưởng của Techcombank - ngân hàng tư nhân hàng đầu Việt Nam

Bí kíp giúp ứng viên 'ăn trọn' điểm tuyển dụng từ Techcombank

Masan (MSN) sắp đều đặn nhận hàng nghìn tỷ đồng cổ tức mỗi năm từ Techcombank (TCB)

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/techcombank-de-xuat-goi-vay-quy-mo-30000-ty-cho-nha-o-xa-hoi-227033-227033.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Techcombank đề xuất gói vay quy mô 30.000 tỷ cho nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS & INTECH