Dịp Tết Đoan Ngọ, nhiều người chưa hiểu rõ về khung giờ phù hợp để thắp hương, những món ăn xuất hiện trên mâm cỗ cúng.
Dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) sắp đến là lúc nhiều gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng đầy đủ dâng lên tổ tiên. Theo quan niệm của người xưa, đây là dịp "diệt sâu bọ" của các gia đình, xua đi âm khí và mong 1 năm đầy may mắn, bình an đến với cả nhà.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) rơi vào thứ hai, ngày 10/6 dương lịch. Trong ngày này, chúng ta không nhất thiết phải dâng lên ban thờ mâm cao cỗ đầy, sơn hào hải vị nhưng cần chuẩn bị đầy đủ món ăn cần thiết.
Trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ, chúng ta không thể để quên hoa tươi, trái cây, cơm rượu nếp cái/nếp cẩm, bánh tro... Đây đều là những thực phẩm đặc trưng trên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ để dâng lên tổ tiên, thần linh. Bên cạnh những món ăn trên, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các loại xôi, bánh cốm, rượu trà... cho mâm cỗ cúng thêm phần bắt mắt.
Bên cạnh các món ăn xuất hiện trên mâm cỗ cúng, thời điểm thắp hương trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng là điều nhiều người quan tâm, thắc mắc. Nhiều người quan niệm rằng cần thắp hương đúng thời điểm, chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy để không có lỗi với tổ tiên, thần linh, lại mang đến may mắn cho cả gia đình.
Người xưa quan niệm rằng, Tết Đoan Ngọ là thời điểm lý tưởng để "diệt sâu bọ". Đúng như cái tên, vào giờ Ngọ, tức là từ 11h đến 13h ngày 5/5 âm lịch là thời điểm chúng ta nên thắp hương. Đây không chỉ là dịp chúng ta thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên mà còn là dịp các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần. Cả gia đình sẽ cùng tán lộc và mong cầu 1 năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, an khang đầm ấm.
Hiện nay không ít người vẫn giữ được truyền thống tự chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. Nhiều người khác lại quyết định mua sẵn mâm cỗ cúng vì không có nhiều thời gian nhưng vẫn giữ được nét đẹp tâm linh trong ngày Tết trọng đại.
>> Có 3 con giáp từ Tết Đoan Ngọ (5/5) tiền về như nước, của nả ‘đầy kho’, cả năm sung sướng