Thận trọng quản lý rủi ro danh mục đầu tư phái sinh

07-05-2022 18:05|Kiều Thơ

Trong khi thị trường cơ sở đang tạm "lép" thanh khoản thì giao dịch chứng khoán phái sinh thời gian gần đây (đặc biệt từ cuối tháng 4/2022) lại khá sôi động.

Thị trường chứng khoán kể từ đầu tháng 4/2022 đến nay biến động theo chiều hướng tiêu cực. Riêng trong tháng 4, VN-Index giảm 125,35 điểm (-8,4%) so với thời điểm cuối tháng 3 xuống 1.366,8 điểm (có thời điểm chỉ số này đã lùi sâu xuống dưới mốc 1.261,4 điểm). Tính đến hết phiên 6/5, VN-Index đã mất gần 163 điểm (-11%) xuống 1.329,26 điểm.

Thị trường chứng khoán đi xuống kèm theo thanh khoản giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch bình quân trong tháng 4 đạt 26.299 tỷ đồng/phiên - giảm 18,8% so với tháng 3 trong đó giá trị khớp lệnh bình quân giảm 19,8% xuống còn 24.194 tỷ đồng/phiên.

Bước sang tháng 5, giao dịch trên thị trường diễn ra thận trọng hơn và thanh khoản tiếp tục đi xuống. Tổng giá trị khớp lệnh bình quân của 3 phiên giao dịch đầu tháng 5 chỉ là 17.967 tỷ đồng/phiên. Lần gần nhất giá trị khớp lệnh bình quân phiên toàn thị trường ở dưới mốc 20.000 tỷ đồng/phiên là vào tháng 3/2021.

Trong khi thị trường cơ sở đang tạm nghỉ ngơi sau chu kỳ giảm mạnh thì giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian gần đây (đặc biệt từ cuối tháng 4) lại khá sôi động.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh đã có những phiên rất đột biến như phiên 26/4 đạt 394.782 hợp đồng. Đây cũng là phiên có khối lượng giao dịch cao nhất kể từ đầu năm 2022. 

Bên cạnh đó, giao dịch trên thị trường phái sinh ở 3 phiên đầu tháng 5 tiếp tục sôi động với khối lượng giao dịch bình quân đạt 249.237 hợp đồng/phiên, tương ứng giá trị giao dịch bình quân là 34.585 tỷ đồng/phiên.

Trả lời câu hỏi về việc gần đây nhiều nhà đầu tư đã nhảy từ cơ sở sang phái sinh để kiếm lời ngắn hạn, gỡ lỗ cho chứng khoán cơ sở, ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn Đầu tư Chứng khoán Tân Việt cho biết trong giai đoạn thị trường hình thành một đợt điều chỉnh rõ ràng thì thông thường nhà đầu tư có khả năng suy đoán về chỉ số thì sẽ chuyển sang đầu tư phái sinh nhiều hơn.

Nguyên nhân đến từ việc khi thị trường cơ sở khó tìm kiếm lợi nhuận hơn thì một phần dòng tiền thường chuyển sang phái sinh. Bên cạnh đó, đối với một số nhà đầu tư vẫn muốn giữ vị thế của cơ sở thì có thể sử dụng phái sinh như một công cụ hedging (phòng ngừa rủi ro).

Tuy vậy ông Nam nhận thấy về mặt cơ bản thị trường phái sinh vẫn đang giao dịch ở hợp đồng ngắn hạn là chính, có nghĩa là một số nhà đầu tư cho rằng xu hướng của chỉ số có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh. Khi mà xu hướng điều chỉnh tương đối rõ ràng thì họ sẽ sang phái sinh để tìm kiếm cơ hội nhiều hơn.

Rõ ràng là cơ hội luôn đi kèm với rủi ro và các nhà đầu tư ở Việt Nam luôn nhắc rất nhiều đến rủi ro của thị trường phái sinh khi mà theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có tới 95% các nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường chứng khoán phái sinh.

Cũng theo vị chuyên gia này, một trong những đặc điểm quan trọng của phái sinh là cái tỷ lệ ký quỹ tương đối cao, tức là mức độ dao động của Index xung quanh 10 – 15 điểm thì hoàn toàn có thể làm cho chúng ta có các khoản lỗ nhất định, có thể cao hơn cơ sở vì cơ sở mức lỗ được giới hạn quanh ngưỡng 7 – 15%.

Ngược lại, mức độ biến động phái sinh lớn hơn, đối với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đoán chỉ số thì sẽ gặp rủi ro nhiều hơn.

Vì vậy, một trong những mục đích quan trọng của thị trường chứng khoán phái sinh đó là công cụ để quản trị rủi ro nhà đầu tư. Chẳng hạn 1 nhà đầu tư đang nắm giữ 1 danh mục cơ sở và không muốn thanh lý danh mục đó mặc dù họ có suy đoán rằng tổng thể danh mục đó của mình sẽ chịu áp lực điều chỉnh cùng VN-Index.

Trong trường hợp này nhà đầu tư có thể sử dụng một phần tài khoản của mình tham gia thị trường chứng khoán phái sinh để Short chỉ số với kỳ vọng rằng nếu thị trường điều chỉnh thì danh mục cơ sở của mình sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với thị trường.

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải có kế hoạch cho việc đó, nếu như chúng ta bán toàn bộ danh mục cổ phiếu và nhảy hẳn sang phái sinh thì rõ ràng là chúng đa đang betting (đánh cược) nhiều hơn là đầu tư, đó cũng không còn là cách thức để quản trị danh mục. Hành động này hoàn toàn dựa trên suy nghĩ cơ sở hoàn toàn không còn cơ hội để tạo ra lợi nhuận mà chúng ta nhảy hẳn sang phái sinh.

Nhận định chứng khoán 16 - 20/12: Cân nhắc khả năng VN-Index lùi về 1.240 điểm

Một cổ phiếu VN30 âm thầm vượt đỉnh năm trong tuần VN-Index giảm điểm

Bài thuộc chủ đề Tài chính
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/than-trong-quan-ly-rui-ro-danh-muc-dau-tu-phai-sinh-125834.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thận trọng quản lý rủi ro danh mục đầu tư phái sinh
    POWERED BY ONECMS & INTECH