Thành phố cảng lớn nhất miền Bắc, là TP trực thuộc Trung ương lớn thứ 4 Việt Nam nhất trí sáp nhập tỉnh láng giềng
Nếu trở thành hiện thực, đây sẽ là cú hích mạnh mẽ, tạo ra một đô thị công nghiệp – cảng biển chiến lược, mở ra cơ hội phát triển đột phá cho khu vực.
Ngày 21/3/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hải Phòng đã tổ chức cuộc họp nhằm thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án của Đảng ủy Chính phủ liên quan đến việc sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Tại cuộc họp, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hải Phòng đã nghe báo cáo của Đảng ủy UBND TP về tình hình triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị. Sau quá trình xem xét, Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hải Phòng đã đưa ra kết luận chính thức với ba nội dung quan trọng.

Thứ nhất, Ban Chấp hành thống nhất với phương án sáp nhập tỉnh Hải Dương vào TP. Hải Phòng, theo đó, Hải Phòng sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với tên gọi giữ nguyên là TP. Hải Phòng. Đồng thời, trung tâm hành chính - chính trị của thành phố sẽ được đặt tại TP. Thủy Nguyên.
Thứ hai, Ban Chấp hành cũng đồng thuận với phương án sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn TP. Hải Phòng theo đề xuất của Đảng ủy UBND thành phố.
Thứ ba, Ban Chấp hành giao Thường trực Thành ủy chỉ đạo hoàn thiện văn bản để gửi Đảng ủy Chính phủ theo đúng quy định.
Kết luận này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình cải tổ đơn vị hành chính tại TP. Hải Phòng, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi lớn trong cơ cấu tổ chức cũng như định hướng phát triển của thành phố trong tương lai.
> > Dự án metro 3,5 tỷ USD kết nối sân bay lớn nhất Việt Nam có chuyển động mới
Tiềm năng của hai tỉnh phát triển top đầu miền Bắc

Hải Dương và Hải Phòng, hai địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đều sở hữu những tiềm năng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, cảng biển, dịch vụ logistics và du lịch. Nếu có sự sáp nhập trong tương lai, đây có thể là một bước chuyển mình lớn, tạo ra một cực tăng trưởng kinh tế mới của miền Bắc.
Hải Phòng từ lâu đã được xem là trung tâm công nghiệp và cảng biển quan trọng nhất khu vực. Với hệ thống cảng nước sâu hiện đại như Lạch Huyện, Chùa Vẽ hay Đình Vũ, Hải Phòng không chỉ là đầu mối giao thương của Việt Nam với thế giới mà còn là điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến thương mại quốc tế. Thành phố này cũng sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ, từ sân bay quốc tế Cát Bi, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, đến hệ thống đường sắt và các tuyến giao thông thủy kết nối với đồng bằng sông Hồng.
Nhờ đó, Hải Phòng đã thu hút nhiều tập đoàn công nghiệp lớn như LG, Bridgestone, Pegatron… với những dự án tỷ đô, đưa thành phố trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Thành phố đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị mới, trong đó đáng chú ý là dự án khu đô thị tại Dương Kinh và Kiến Thụy do Vinhomes đầu tư với tổng vốn khoảng 23.000 tỷ đồng. Không chỉ vậy, khu đô thị Hồng Bàng Midtown cũng đang thu hút sự quan tâm lớn nhờ vị trí đắc địa, gần chợ và trường học, phù hợp cho cả việc an cư và kinh doanh.
Trong khi đó, Hải Dương – dù không giáp biển – lại đóng vai trò quan trọng với vị trí trung gian giữa Hà Nội và Hải Phòng, trở thành một đầu mối trung chuyển hàng hóa và lao động lớn của vùng. Tỉnh này cũng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp, với nhiều khu công nghiệp thu hút doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc trong ngành sản xuất linh kiện, điện tử, cơ khí chính xác.
Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hải Dương triển khai xây dựng 21 công trình giao thông trọng điểm với tổng vốn đầu tư khoảng 5.150 tỷ đồng. Dự án lớn nhất trong số này là đầu tư xây dựng đường trục Đông – Tây 1.500 tỷ đồng đi qua các huyện Thanh Miện, Ninh Giang và Tứ Kỳ.Nếu Hải Dương và Hải Phòng hợp nhất, một đô thị công nghiệp – cảng biển quy mô lớn sẽ được hình thành, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới. Khi đó, lợi thế về cảng biển của Hải Phòng sẽ kết hợp với mạng lưới công nghiệp – nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương, tạo nên một chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ sản xuất đến xuất khẩu.
Để hiện thực hóa ý tưởng sáp nhập này, cần có một quy hoạch bài bản và sự đồng thuận của người dân hai tỉnh. Việc sáp nhập không chỉ là câu chuyện về hành chính mà còn là một bước đi mang tính chiến lược, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để có thể tận dụng tối đa tiềm năng của cả hai địa phương.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
Hải Phòng có diện tích đất liền 1.561,8km2, là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam (sau Huế, Hà Nội, TP. HCM), lớn thứ 2 ở miền Bắc và là một trong 6 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
'Sốt đất ảo' trước tin đồn sáp nhập tỉnh thành, loạt địa phương cảnh báo
Bộ Nội vụ lý giải nguyên nhân tạm dừng sắp xếp, sáp nhập huyện, xã theo tiêu chuẩn cũ