‘Thành phố dưới lòng đất’ duy nhất Việt Nam qua ống kính người Mỹ năm 1986

29-03-2024 16:28|Hoàng Giang

Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã ghi lại những hình ảnh ảnh hiếm hoi về "thành phố dưới lòng đất" của Việt Nam vào năm 1986 trong chuyến thăm Việt Nam của mình.

Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc, Địa đạo Củ Chi là một "kỳ quan" độc đáo có một không hai, được Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam gọi với cái tên là "Thành phố dưới lòng đất". Địa đạo là một trong những công trình phòng thủ dưới lòng đất vô cùng kiên cố, được nhân dân ta và thế giới biết đến như là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Địa đạo Củ Chi là một

Địa đạo Củ Chi là một "kỳ quan" độc đáo có một không hai

Sau năm 1975, khi hòa bình đã được lập lại, một số khu vực của Địa đạo Củ Chi đã được bảo tồn, duy trì và mở cửa để phục vụ việc tham quan của cả khách trong và ngoài nước, đồng thời là điểm đến để giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu chống lại kẻ thù ngoại xâm.

Và vào năm 1/1986, nhiếp ảnh gia người Mỹ Edwin E. Moise đã ghi lại những bức ảnh hiếm hoi về địa đạo Củ Chi trong chuyến thăm Việt Nam của mình.

Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Edwin E. Moise về địa đạo Củ Chi vào năm 1986

Những bức ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Edwin E. Moise về địa đạo Củ Chi vào năm 1986

Trong lịch sử, ban đầu từ năm 1946, nơi này chỉ là những hầm trú ẩn bí mật riêng lẻ do chiến tranh, sau đó các hộ dân đã liên kết các hầm này với nhau tạo thành địa đạo. Từ năm 1961-1965, trước sự leo thang căng thẳng của chiến tranh, Địa đạo Củ Chi đã được xây dựng và phát triển thành hệ thống địa đạo kiên cố, liên hoàn với quy mô rộng lớn, trải dài qua 6 xã trên địa bàn huyện Củ Chi với tổng chiều dài khoảng 250km dưới lòng đất.

Căn hầm nằm dưới một ngôi nhà lá

Căn hầm nằm dưới một ngôi nhà lá

Vào tháng 3 vừa qua, Khu di tích Địa đạo Củ Chi đã tổ chức tour đêm "Trăng Chiến Khu" nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách muốn khám phá khu di tích này. Chương trình lấy hình ảnh ánh trăng làm chủ đạo, tái hiện cuộc sống và sinh hoạt về đêm của người dân Củ Chi sống trong vùng giải phóng, với những hoạt động như cảnh người dân tham gia đào địa đạo, đan lát dưới ánh trăng, cảnh thanh niên đăng ký tòng quân đánh giặc, xay lúa, giã gạo, trai gái hò đối đáp nhau trên đồng ruộng, họp chợ, cảnh văn công về biểu diễn phục vụ bộ đội, du kích và người dân hòa lẫn với tiếng bom, tiếng pháo, tiếng máy bay địch tuần tiễu…

Cửa hầm dẫn vào hệ thống địa đạo

Cửa hầm dẫn vào hệ thống địa đạo

Du khách Mỹ chui xuống một đường hầm. Hầm này đã được mở rộng để phù hợp với vóc dáng to cao của khách du lịch phương Tây

Du khách Mỹ chui xuống một đường hầm. Hầm này đã được mở rộng để phù hợp với vóc dáng to cao của khách du lịch phương Tây

Hoạt động ngược thời gian về năm 1961-1964, giúp du khách hiểu được cuộc sống, sinh hoạt về đêm của người dân Củ Chi sống trong vùng giải phóng. Đây là thời kỳ sau cuộc Đồng Khởi năm 1960, khi Mỹ ngụy triển khai chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" với các cuộc tấn công dữ dội. Nhân dân Củ Chi trong thời kỳ này sống trong tinh thần đoàn kết của dân tộc, luôn toát lên sự lạc quan, tin tưởng và sẵn sàng tham gia vào phong trào cách mạng. Chương trình Trăng Chiến Khu" đã đóng góp vào việc truyền đạt lòng yêu nước cho các thế hệ trẻ Việt Nam.

Minh họa cho hệ thống địa đạo Củ Chi là một sơ đồ đơn giản, chưa có mô hình chi tiết như hiện nay

Minh họa cho hệ thống địa đạo Củ Chi là một sơ đồ đơn giản, chưa có mô hình chi tiết như hiện nay

Một sơ đồ trong phòng giới thiệu về di tích địa đạo Củ Chi

Một sơ đồ trong phòng giới thiệu về di tích địa đạo Củ Chi

Ngày nay những hình ảnh này đã được thay thế bằng màn hình hiện đại

Ngày nay những hình ảnh này đã được thay thế bằng màn hình hiện đại

Di tích Địa đạo Củ Chi đã được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt từ tháng 12/2015. Năm 2020, lãnh đạo thành phố đã giao Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM thực hiện việc tham mưu, lập hồ sơ để đề xuất UNESCO công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản Thế giới.

>> Thị xã được quy hoạch vuông vức như 'Barcelona ở Việt Nam', mật độ dân số ngang quận Hà Đông nhưng nói không với tắc đường

Một thành phố của quốc gia láng giềng Việt Nam bị nhấn chìm sau trận bão cát kinh hoàng cao 100m, càn quét với tốc độ 'tên lửa'

Kỳ lạ thành phố rộng chưa đến 3km2 không ban hành luật lệ, ai cũng có thể đến xây nhà mà không phải mua đất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thanh-pho-duoi-long-dat-duy-nhat-viet-nam-qua-ong-kinh-nguoi-my-nam-1986-d119143.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Thành phố dưới lòng đất’ duy nhất Việt Nam qua ống kính người Mỹ năm 1986
    POWERED BY ONECMS & INTECH