Thành phố phát triển nhất của một trong bốn 'con rồng kinh tế' châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, ăn bám bố mẹ để tồn tại

10-12-2023 08:53|Phương Nhi

Vốn là thành phố phát triển bậc nhất châu Á ở thời điểm hiện tại, điều này đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Theo một nghiên cứu mới được Chính quyền thành phố Seoul và Viện Seoul công bố hôm 6/12, gần một nửa dân số thanh niên sống ở thành phố Seoul hiện đang sống trong cảnh nghèo và buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ cha mẹ.

Vốn là thành phố phát triển bậc nhất châu Á ở thời điểm hiện tại, điều này đã khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Nghiên cứu của Hội đồng thanh niên Seoul năm 2022 cho biết, hơn 55% thanh niên ở khu vực này phải đối mặt với tình trạng nghèo, nghĩa là họ không có đủ khả năng để trang trải các nhu cầu cơ bản trong ba tháng.

Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đối với thanh niên sống một mình là ở mức 62,7% - cao hơn 7,1 điểm phần trăm so với tỷ lệ nghèo tài sản của toàn bộ thanh niên Seoul. Bên cạnh đó, gần 28% thanh niên được khảo sát cũng cho biết họ thậm chí không có đủ chi phí sinh hoạt.

Khi những người trẻ được hỏi họ giải quyết tình huống này như thế nào, 41,2% cho biết họ sẽ nhận sự hỗ trợ từ cha mẹ. Trong khi đó, 17,7% số người đành phải rút tiền tiết kiệm hoặc tiền gửi ngân hàng để chi trả, 11% số người sẽ tìm đến các tổ chức hỗ trợ tài chính còn 10,4% số người còn lại thì chia sẻ rằng họ đang bế tắc và không thể tìm ra cách giải quyết tình trạng thiếu chi phí sinh hoạt.

Số liệu của Tổng cục thống kê Hàn Quốc cho hay ít nhất 42,5% thanh niên Hàn Quốc vẫn sống cùng cha mẹ. Theo nghiên cứu, độ tuổi trung bình dự kiến để người trẻ này có thể độc lập khỏi cha mẹ là 30,6 tuổi.

Thành phố phát triển nhất của một trong bốn 'con rồng kinh tế' châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, ăn bám bố mẹ để tồn tại
Ít nhất 42,5% thanh niên Hàn Quốc vẫn sống cùng cha mẹ

Tốt nghiệp đại học, thạc sĩ nhưng thất nghiệp

Giáo sư Shin Kyung-a từ khoa xã hội học của Đại học Hanlim cho biết: "Tỷ lệ nghèo đói cao trong giới trẻ có thể là do tỷ lệ thất nghiệp cao liên tục".

Theo số liệu của Education Data Initiative cho thấy học phí đại học bình quân hiện nay tại Hàn Quốc vào khoảng 5.000 USD/năm, thấp hơn nhiều so với 9.377 USD (dành cho sinh viên trong bang) và 27.279 USD (dành cho sinh viên từ bang khác) tại Mỹ. Điều này khiến gần 70% số thanh niên tại Hàn Quốc có bằng đại học.

Thành phố phát triển nhất của một trong bốn 'con rồng kinh tế' châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, ăn bám bố mẹ để tồn tại
Cử nhân ra trường lại chẳng có việc làm

Điều trớ trêu là cử nhân ra trường nhiều lại chẳng có đủ việc làm, buộc nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, thạc sĩ phải đi làm việc bán thời gian như bưng bê ngoài quán hay giao hàng. Dù tiền học phí rẻ hơn Mỹ nhưng tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ Hàn Quốc lại cao gấp đôi so với nền kinh tế số một thế giới.

Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy tính đến tháng 2/2023, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi 20-29 tại Hàn Quốc là 7%, tăng 1,2 điểm phần trăm so với tháng 1/2023. Con số này cao gần gấp đôi so với 3,9% trong độ tuổi 25-39 tại Mỹ cùng kỳ.

Giấc mơ mua nhà tan vỡ, giới trẻ Hàn Quốc vay nợ để sống hưởng thụ

Số liệu của Bộ lao động Hàn Quốc cho thấy giá nhà bình quân ở Seoul hiện khoảng 876.000 USD (hơn 21,2 tỷ đồng) vào năm 2022, gấp nhiều lần so với mức lương bình quân 26.000 - 37.000 USD (629 - 896 triệu đồng) của thanh niên Hàn Quốc trong độ tuổi 25-39.

Thậm chí với giá nhà tiếp tục tăng cao hiện nay cùng lãi suất đi lên, ngày càng nhiều người trẻ Hàn Quốc bất lực với việc sở hữu nhà ở, qua đó nảy sinh tâm lý hưởng thụ và sống độc thân.

Tờ Korea Financial Times cho hay thu nhập của các hộ trung lưu Hàn Quốc hiện nay chỉ đủ sức mua 2,6% số căn hộ ở Seoul và phần lớn những căn nhà này đều là bất động sản cũ.

Giá thuê nhà tăng cao cùng với khan hiếm việc làm có mức lương tốt khiến giới trẻ Hàn Quốc vướng vào vòng xoáy vay nợ.

Nhiều người trẻ Hàn Quốc vay nợ để trang trải chi phí cuộc sống hoặc để hưởng thụ và từ bỏ giấc mơ mua nhà. Câu chuyện dồn tiền tiết kiệm chơi chứng khoán, mua sổ xố hay tiền số cũng chẳng còn hiếm khi cơ hội làm giàu, sở hữu nhà ở trở nên xa vời.

Thành phố phát triển nhất của một trong bốn 'con rồng kinh tế' châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, ăn bám bố mẹ để tồn tại
Giới trẻ Hàn Quốc vung tiền cho hàng xa xỉ để "bồi thường tinh thần" khi giấc mơ mua nhà tan vỡ

Thậm chí giới trẻ Hàn Quốc còn là những người chi tiêu mạnh nhất cho hàng xa xỉ.

Tổng chi tiêu cho hàng xa xỉ cá nhân tại Hàn Quốc đã tăng đến 24% bất chấp kinh tế khó khăn, khảo sát của Morgan Stanley cho hay năm 2022. Tập đoàn sở hữu chuỗi thương mại xa xỉ lớn nhất Hàn Quốc là Shinsegae cũng cho biết người trẻ chiếm đến 40% tổng doanh thu hàng hiệu của hãng năm 2021.

>> Siêu đầu cơ như giới bất động sản Hàn Quốc: 30 người mua 8.000 căn nhà trong 5 năm

Hàng loạt công ty tại siêu cường top đầu châu Á xin phá sản, chuyện gì đã xảy ra?

Việt Nam mong muốn tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn Hàn Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-pho-phat-trien-nhat-cua-mot-trong-bon-con-rong-kinh-te-chau-a-qua-nua-nguoi-tre-khong-co-tien-an-bam-bo-me-de-ton-tai-214821.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thành phố phát triển nhất của một trong bốn 'con rồng kinh tế' châu Á: Quá nửa người trẻ không có tiền, ăn bám bố mẹ để tồn tại
    POWERED BY ONECMS & INTECH