Thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam sau mở rộng và sáp nhập: Phường nào sẽ bị mất tên gọi?

01-05-2024 08:20|Thảo Đan

Sau khi mở rộng, sáp nhập đơn vị hành chính, thành phố thuộc tỉnh lớn nhất cả nước này sẽ có 33 phường, xã, một số phường sẽ không còn tên cũ.

Ngày 27/4, thông tin từ UBND TP Vinh, Nghệ An cho biết thành phố sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri, người dân về đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị TP Vinh, Nghệ An.

Theo phương án của Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An về đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị TP Vinh sẽ điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của thị xã Cửa Lò và 5 xã của huyện Nghi Lộc về TP Vinh quản lý.

Sau khi mở rộng TP Vinh sẽ có 166,25km2 diện tích tự nhiên, dân số hơn 568.700 người với quy mô 33 đơn vị hành chính phường, xã.

Trước đây, TP Vinh không có biển, nhưng sau khi mở rộng thành phố sẽ có biển, từ đó mở ra cơ hội phát triển mô hình du lịch đa dạng, theo định hướng thành phố sẽ tập trung phát triển không gian đô thị và phát triển hạ tầng dọc bờ biển, đồng thời tập trung chỉnh trang đô thị ở các khu vực trung tâm thành phố, các cửa ngõ Bắc, Nam.

Việc sáp nhập thị xã Cửa Lò về TP Vinh cũng dẫn tới 207 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp dôi dư.

>> Liên danh Eurowindow 'để mắt' đến khu đô thị 6.300 tỷ tại thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam

COVID-19: Người dân thành phố Vinh 'không ra khỏi nhà' trong 7 ngày
Một góc TP. Vinh

Số cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sáp nhập này sẽ được tinh giảm trong 60 tháng (dự kiến đến năm 2029).

Trường hợp dôi dư không bố trí, sắp xếp được sang các đơn vị khác thì động viên thôi việc và được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định chính sách của tỉnh.

Liên quan đến việc sáp nhập các phường xã, TP Vinh sẽ thành lập phường Vinh Tân trên cơ sở nhập toàn bộ phường Hồng Sơn và Vinh Tân.

Thành lập phường Quang Trung trên cơ sở nhập toàn bộ phường Quang Trung, Đội Cung và Lê Mao.

Theo UBND TP Vinh, giai đoạn 2026-2030 và định hướng đến năm 2040, TP Vinh sẽ tập trung tái cơ cấu nguồn thu theo hướng giảm dần huy động nguồn vốn từ khai thác quỹ đất, tăng các nguồn thu từ doanh nghiệp, thu địa phương cho đầu tư phát triển.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư các công trình lớn, quan trọng của tỉnh; không đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2022, tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam là Nghệ An với diện tích 16.490km2, chiếm 3,2% diện tích cả nước. Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, có đường biên giới giáp với Lào và phía đông giáp biển Đông.

Nghệ An hiện có 21 đơn vị hành cấp huyện (17 huyện, 1 thành phố thuộc tỉnh và 3 thị xã), trong đó, có 5 đơn vị đạt 100% tiêu chuẩn theo quy định về diện tích tự nhiên quy mô dân số. 12 đơn vị có một tiêu chuẩn đạt tiêu chuẩn từ 70% theo quy định, tiêu chuẩn còn lại đạt từ 100%.

>> 'Thị xã nhỏ nhất nước' là mục tiêu khai thác của 'tỉnh rộng nhất Việt Nam'

Hé lộ 'mỏ vàng' giúp tỉnh sắp có nhiều thành phố nhất cả nước thu hút hơn 40,6 tỷ USD vốn FDI

'Ngôi sao FDI' gọi tên thành phố lớn nhất Việt Nam, 'ẵm' hơn 1,1 tỷ USD từ đầu năm

Thanh Hoá sắp đón thêm khu công nghiệp 350ha, khoảng 30.000 người 'hưởng lợi'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thanh-pho-truc-thuoc-tinh-lon-nhat-viet-nam-sau-mo-rong-va-sap-nhap-phuong-nao-se-bi-mat-ten-goi-233030.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam sau mở rộng và sáp nhập: Phường nào sẽ bị mất tên gọi?
POWERED BY ONECMS & INTECH