Bất động sản

Thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ có 2 địa điểm làm việc cho cán bộ sau sáp nhập

Nguyễn Thảo 27/04/2025 22:00

Sau sáp nhập Quảng Nam và Đà Nẵng, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức làm việc tại hai địa điểm nhằm giảm bớt khó khăn cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp.

Sáng 26/4, tại kỳ họp thứ 31 của HĐND tỉnh Quảng Nam, các đại biểu đã tập trung thảo luận và thông qua các nghị quyết quan trọng về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Tại kỳ họp, UBND tỉnh Quảng Nam trình bày tờ trình về việc thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất đơn vị hành chính tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, theo đúng tinh thần nghị quyết số 60 của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Theo nội dung đề án, sau khi hợp nhất, đơn vị hành chính mới sẽ mang tên "thành phố Đà Nẵng" và trực thuộc Trung ương. Trung tâm chính trị - hành chính sẽ được đặt tại vị trí thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Thành phố Đà Nẵng (mới) có diện tích tự nhiên khoảng 11.867km2 (sẽ trở thành TP trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất cả nước),dân số hơn 3 triệu người và có 94 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 23 phường, 70 xã và 1 đặc khu Hoàng Sa).

Trong phần thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng thông báo một số thông tin về việc sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã mà cán bộ, người dân quan tâm để HĐND tỉnh chia sẻ, có sự thống nhất cao trong lãnh đạo điều hành, đặc biệt là giải thích cho người dân.

> > Vùng đất mỏ dự kiến có thể có nhiều đặc khu nhất cả nước sau sáp nhập

Thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ có 2 địa điểm làm việc cho cán bộ sau sáp nhập- Ảnh 1.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đề xuất sắp xếp làm việc ở 2 địa điểm khi mới sáp nhập. Ảnh: Lê Trung (Báo Tuổi Trẻ)

Theo ông Dũng, cử tri thống nhất cao với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hợp nhất Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Trong phần thảo luận, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Văn Dũng, đã thông tin thêm về những nội dung mà cán bộ, người dân đặc biệt quan tâm nhằm giúp HĐND tỉnh có sự chia sẻ và thống nhất cao trong lãnh đạo, điều hành, cũng như để kịp thời giải thích cho người dân. Ông nhấn mạnh: cử tri thống nhất cao với đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, hợp nhất Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, liên quan đến việc bố trí cán bộ từ Quảng Nam ra Đà Nẵng làm việc, ông Lê Văn Dũng nêu rõ: trong đề án của một số tỉnh khác như Quảng Ngãi, Kon Tum, Khánh Hòa, đều có đề cập phương án tổ chức làm việc tại hai địa điểm trong giai đoạn đầu sau sắp xếp, nhằm giảm bớt khó khăn cho cán bộ, người dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, đề án của tỉnh Quảng Nam hiện nay chưa đề cập nội dung này.

Từ thực tế đó, ông Dũng đề xuất: “Tôi đề xuất nên nghiên cứu, cân nhắc đưa nội dung này vào đề án. Có thể bố trí làm việc tại 2 địa điểm đối với một số bộ phận trong giai đoạn đầu mới sáp nhập”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành các chế độ, chính sách hỗ trợ cán bộ tỉnh khi chuyển công tác ra trung tâm hành chính tại TP Đà Nẵng làm việc để ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài, giúp họ yên tâm công tác.

Ông Dũng cũng chia sẻ thêm: “Cần có chính sách hỗ trợ cho cán bộ từ Quảng Nam ra Đà Nẵng công tác để họ ổn định cuộc sống trong thời gian đầu. Tôi còn nhớ năm 1997, thời điểm tái lập tỉnh Quảng Nam, cán bộ các nơi về TP Tam Kỳ làm việc đã được hưởng các chính sách hỗ trợ rất nhân văn. Hiện nay, khi hợp nhất 2 địa phương cũng nên xem xét có chế độ chính sách phù hợp. Nếu các chính sách này được đưa vào đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, được Trung ương thống nhất rồi thì sau này TP Đà Nẵng mới sẽ triển khai rất thuận lợi”.

> > Nếu 2 tỉnh này ‘về chung một nhà’, tỉnh mới sẽ rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu nhiều đặc khu hành chính nhất Việt Nam

Tỉnh dự kiến sáp nhập với thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có đặc khu sau sắp xếp

Đường băng số 1 sân bay Long Thành hoàn thành, sẵn sàng bay hiệu chuẩn trước 30/4

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-lon-nhat-viet-nam-du-kien-se-co-2-dia-diem-lam-viec-cho-can-bo-sau-sap-nhap-202250427162800192.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam dự kiến sẽ có 2 địa điểm làm việc cho cán bộ sau sáp nhập
    POWERED BY ONECMS & INTECH