Bất động sản

Tỉnh dự kiến sáp nhập với thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có đặc khu sau sắp xếp

Việt Hoàng 27/04/2025 21:00

Sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm còn 30, bao gồm 11 phường, 18 xã và một đặc khu là Côn Đảo.

Theo Báo Tuổi Trẻ, ngày 27/4, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII đã tổ chức kỳ họp thứ 29 nhằm quyết định các chủ trương quan trọng liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập tỉnh, thành theo định hướng của Trung ương.

Tại kỳ họp, ông Đặng Minh Thông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trình bày hai tờ trình: Một về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một về đề xuất sáp nhập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tỉnh Bình Dương và TP. HCM.

> > Sau khi sáp nhập, Việt Nam dự kiến có thêm 4 tỉnh trở thành TP trực thuộc Trung ương

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo tờ trình, hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 77 đơn vị hành chính cấp xã và huyện Côn Đảo. Sau khi sắp xếp, số lượng đơn vị hành chính cấp xã sẽ giảm còn 30, bao gồm 11 phường, 18 xã và một đặc khu là Côn Đảo.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề xuất phương án sáp nhập Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương vào TP. HCM, thành lập một thành phố trực thuộc Trung ương, giữ nguyên tên gọi "Thành phố Hồ Chí Minh”. Trung tâm hành chính - chính trị sẽ được đặt tại TP. HCM hiện nay.

Ông Đặng Minh Thông nhấn mạnh: "Việc sáp nhập nhằm giảm số lượng đơn vị hành chính, tăng quy mô hành chính và mở rộng không gian phát triển, nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của địa phương”.

Trước khi đưa ra quyết nghị tại kỳ họp, hai đề án này đã được lấy ý kiến cử tri và biểu quyết tại HĐND cấp xã, cấp huyện. Kết quả cho thấy, trên 99% cử tri và 100% đại biểu HĐND các cấp đồng tình với hai chủ trương trên.

Sau quá trình thẩm tra, 100% đại biểu HĐND tỉnh có mặt tại kỳ họp đã biểu quyết thông qua cả hai tờ trình của UBND tỉnh.

Phát biểu kết luận kỳ họp, ông Phạm Viết Thanh - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu chính quyền và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để trình Chính phủ và cơ quan Trung ương trước ngày 30/4. Ông cũng nhấn mạnh, lãnh đạo các cấp cần sâu sát, trực tiếp xử lý từng vụ việc, thay vì chỉ nghe báo cáo từ cấp dưới.

Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP. HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.

Ngày 12/04/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII với 12 nội dung quan trọng; kèm theo nghị quyết là danh sách tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, cụ thể các tỉnh lỵ.

Theo đó, TP. HCM dự kiến sáp nhập với 2 tỉnh là Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

> > Công trình hơn 130 năm vẫn lọt top kiến trúc đẹp nhất thế giới, biểu tượng vĩnh cửu của ký ức Sài Gòn

Nếu 2 tỉnh này ‘về chung một nhà’, tỉnh mới sẽ rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu nhiều đặc khu hành chính nhất Việt Nam

Vùng đất mỏ dự kiến có thể có nhiều đặc khu nhất cả nước sau sáp nhập

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-du-kien-sap-nhap-voi-thanh-pho-giau-nhat-viet-nam-se-co-dac-khu-sau-sap-xep-202250427145537278.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh dự kiến sáp nhập với thành phố giàu nhất Việt Nam sẽ có đặc khu sau sắp xếp
    POWERED BY ONECMS & INTECH