Mô hình nến đảo chiều (tăng) cho thấy tín hiệu giá sắp sửa quay đầu từ giảm sang tăng; đây có thể coi như một tín hiệu sớm, báo hiệu cho chúng ta việc hình thành đáy.
Mô hình Cây búa (Hammer)
Được tạo ra khi giá mở cửa, giá cao nhất và giá đóng cửa gần bằng nhau. Ngoài ra, phần bóng nến dưới dài gấp đôi so với phần thân nến. Khi mức giá cao nhất và giá đóng cửa bằng nhau, một cây nến Hammer tăng giá được hình thành mạnh mẽ bởi vì thị trường có thể đẩy giá cao hơn giá mở cửa.
Ngược lại, khi giá mở cửa và giá cao nhất bằng nhau (nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn hình thành 1 cây nến đỏ), mô hình Hammer được coi là ít tăng hơn vì giá đóng cửa không thể quay trở lại mức giá mở cửa cao hơn trước đó.
Trong khi đó, bóng nến dưới dài thể hiện việc thị trường đã thử nghiệm tìm vùng hỗ trợ và khi tìm thấy khu vực hỗ trợ (mức giá đủ hấp dẫn để thu hút cầu vào), giá bắt đầu được đẩy cao hơn (lên gần mức giá mở cửa). Do đó, xu hướng giảm giá đã dừng lại.
Trong phiên 20/7/2021, cổ phiếu IJC có giá mở cửa là 22.200 đồng; giá cao nhất là 22.900 đồng và giá đóng cửa 22.800 đồng. Bên cạnh đó, phần bóng nến dưới chúng ta cũng thấy rất rõ ràng nó dài gấp đôi với thân nến.
Bên cạnh đó, mô hình này xuất hiện ở vùng hỗ trợ MA200, đường xu hướng dài hạn. Chính vì vậy đây là mốc hỗ trợ khá mạnh. Sau phiên đó, IJC đã có 1 chuỗi tăng giá khá hấp dẫn tương đương 30% trong vòng gần 1 tháng trước khi tích lũy 1 thời gian và sau đó tiếp tục đà tăng của mình.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán ngày 28/03: Tiếp tục tăng tích cực
Phân tích kỹ thuật chứng khoán tuần 27/03/2023 – 31/03/2023: Sideway trong vùng 1.050 – 1.060 điểm