Ngay từ đầu phiên giao dịch sáng 16/11/2021, áp lực bán đã dâng cao và đẩy hàng loạt cổ phiếu lớn nhỏ giảm giá từ đó kéo mạnh các chỉ số xuống dưới mốc tham chiếu. Có thời điểm VN-Index mất đến gần 10 điểm. Tuy nhiên, lực cầu vẫn tỏ ra rất dồi dào và điều này giúp thị trường nhanh chóng hồi phục trở lại.
VN30-Index có mức giảm thấp hơn thị trường chung, chỉ gần 6 điểm giảm. Bên bán đang áp đảo hoàn toàn với bên mua ở trong rổ VN30, với 19 mã đang giảm giá và chỉ 8 mã tăng giá. Dẫn đầu đà giảm của rổ VN30 là KDH, GVR và PLX, cả 3 cổ phiếu này đang giao dịch dưới mức tham chiếu từ 1 - 2%. Sắc đỏ còn lan ra nhiều mã khác như PDR, SSI, ACB, MWG và PNJ. Chỉ có POW và BVH là đang giao dịch tích cực khi cùng tăng hơn 1%.
Cổ phiếu có tác động tiêu cực nhất tới thị trường đang là GAS, GVR, BCM và MSN khi cùng nhau kéo giảm VN-Index xuống gần 2 điểm. Sự gồng gánh của POW, BVH hay DCM cũng không đủ để giúp thị trường tăng điểm.
Nhóm chứng khoán giảm hơn 1%, một trong những nhóm giảm mạnh nhất thị trường tại thời điểm hiện tại. Các cổ phiếu đầu ngành như SSI, VND, HCM, VCI hay MBS đều đang giảm trung bình hơn 1%. Tuy nhiên không phải cổ phiếu nào trong ngành chứng khoán cũng giảm giá, cổ phiếu TVB hiện tại đang tăng gần 5%, EVS hay APS cũng tăng quanh mức 2 - 3%.
Các cổ phiếu như BVH, STB, PVD, NVL, VRE, VHM... đang đó vai trò nâng đỡ cho VN-Index. BVH tăng 2,1%, STB tăng 1,1%, VHM tăng 0,2%.
Ở hướng ngược lại, sắc đỏ bao trùm lên hàng loạt cổ phiếu lớn khác như THD, PDR, GVR, MSN, GAS, SAB, KDC...và tiếp tục gây áp lực lên các chỉ số.
Đến 9h39, hàng loạt cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ hút dòng tiền đợt vừa qua như ITA, SCR, HPX,... đồng loạt giảm giá trong đó ITA giảm 3,5%, SCR giảm 3,5%, DXG giảm 2%...
VN-Index có đợt rung lắc thứ 2 và hiện đang giảm 4,71 điểm (-0,32%) xuống 1.471,86 điểm; HNX-Index giảm 3,43 điểm (-0,77%) xuống 440,85 điểm; UpCOM-Index giảm 0,5 điểm (-0,45%) xuống 111,24 điểm.
Trước đó, thị trường chứng khoán tiếp tục biến động tích cực trong phiên 15/11 dù đôi lúc có những đợt điều chỉnh. Dòng tiền vẫn tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Dù vậy, rất nhiều cổ phiếu ngành bất động sản vừa và nhỏ bị bán mạnh vào cuối phiên.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 41.161 tỷ đồng, tăng 30,7%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 33,3% lên 32.738 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng nhẹ khoảng 49,3 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ điều chỉnh trong phiên giao dịch hôm nay.
Theo Chứng khoán Asean (AseanSC), áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.480 – 1.485 điểm có thể khiến VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.470 – 1.475 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.460 – 1.465 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 15/11, Dow Jones giảm 12,86 điểm xuống 36.087,45 điểm; S&P 500 giảm 0,05 điểm xuống 4.682,8 điểm; Nasdaq giảm 7,11 điểm xuống 15.853,85 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 15/11. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản tăng 0,35%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,56%, Topix tăng 0,39%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,16% còn Shenzhen Component giảm 0,469%. Hang Seng của Hong Kong tăng 0,25%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,03% với cổ phiếu SK Hynix tăng 4,23%. ASX 200 của Australia tăng 0,36%.
Chốt phiên 15/11,giá dầu Brent tương lai giảm 12 cent xuống 82,05 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 8 cent lên 80,88 USD/thùng.
Giao dịch gần 700 tỷ đồng sắp được CII thực hiện có gì đáng chú ý?
VN-Index vùng 1.270-1.280 điểm: Dòng tiền lớn giữ giá để gom hàng?