Thị trường chứng khoán tuần 26 - 30/9: Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm, khối ngoại bán ròng tuần thứ 6

02-10-2022 10:16|Vân Vân

Nhà đầu tư đã trải qua tuần giao dịch từ 26 - 30/9/2022 trong tâm trạng lo lắng, thiếu lạc quan khi VN-Index có tuần giảm mạnh nhất từ tháng 5/2022 đến nay.

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động theo chiều hướng tiêu cực hơn trong tuần giao dịch cuối cùng của tháng 9; VN-Index đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm tháng 2/2021.

Kết tuần, VN-Index đứng ở mức 1.132,11 điểm - tương ứng giảm 71,17 điểm (-5,9%) so với tuần trước; HNX-Index giảm 14,19 điểm (-5,37%) xuống 250,25 điểm; UPCoM-Index cũng giảm 3,63 điểm (-4,1%) xuống 84,96 điểm.

Cổ phiếu dầu khí tiếp tục "bốc hơi" mạnh: Trong tuần, toàn bộ các nhóm ngành đều sụt giảm về vốn hóa. Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến tiêu cực nhất trong tuần qua với mức giảm 11,1% giá trị vốn hóa trong bối cảnh giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm và nguy cơ suy thoái kinh tế khiến cho cầu dầu cũng đi xuống.

Có thể kể đến các mã tiêu biểu như: PVB giảm 18,1%, PVC giảm 13,5%, BSR giảm 11,8%, PVD giảm 10,8%, OIL giảm 9,8%, PVS giảm 8,8%,...

Tiếp theo là nhóm ngành nguyên vật liệu với 8,5% giá trị vốn hóa, do cổ phiếu hóa chất giảm mạnh như: DGC giảm 17%, DCM giảm 7%, DPM giảm 5,4%,... và cổ phiếu thép: HPG giảm 6,6%, HSG giảm 8,6%, NKG giảm 13,5%,...

Cổ phiếu ngành công nghiệp cũng giảm mạnh với 7,3% giá trị vốn hóa; tài chính giảm 7,1%, dịch vụ tiêu dùng giảm 6,6%, hàng tiêu dùng giảm 5,9%, tiện ích cộng đồng giảm 4%, ngân hàng giảm 3,9%, công nghệ thông tin giảm 3,1%, dược phẩm và y tế giảm 2,6%.

Diễn biến các nhóm cổ phiếu phiên 30/9 (Nguồn Vietstock)

4.065 tỷ đồng tiền ngoại bị rút khỏi HOSE sau 6 tuần: Kết tuần giao dịch cuối tháng 9, khối ngoại tiếp tục bán ròng ở mức 36,7 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị 1.186 tỷ đồng.

Riêng sàn HOSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 6 liên tiếp với giá trị 927 tỷ đồng (lũy kế 6 tháng bán ròng 4.065 tỷ đồng).

Tính riêng trong tháng 9, dòng tiền này đã rút ròng hơn 3.000 tỷ đồng trên HOSE trong khi 8 tháng đầu năm mua ròng khoảng 2.500 tỷ đồng.

khối ngoại sàn HNX  có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị 40,4 tỷ đồng. Tương tự, khối ngoại sàn UPCoM tăng bán ròng lên mức  gần 160 tỷ đồng - tăng 77% so với tuần trước; đây cũng là tuần bán ròng thứ 4 liên tiếp của khối ngoại bán này.

dien-bien-giao-dich-khoi-ngoai-tuan-26-30_9_2022-dvt_-ty-dong-.png

Việc Fed tăng tốc hút tiền gây ra áp lực rút vốn trên toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường mới nổi và cận biên trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Tuần này, hàng loạt cổ phiếu bất động sản bị khối ngoại bán ròng mạnh trong đó NLG bị rút 312 tỷ đồng; KDH cũng bị bán ròng 239 tỷ đồng; NVL, VHM, DXG đều nằm trong danh sách bán ròng mạnh của khối ngoại.

Các mã PHS, BSR, SHS, VEA, VND, VHM, CTG, HAH cũng bị bán ròng từ 60 - 130 tỷ đồng.

Trong khi đó, DGC đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 77 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30 cũng được mua ròng 77 tỷ đồng. VHC, PVD, KBC hút ròng từ 50 - 73 tỷ.

Tự doanh công ty chứng khoán đảo chiều sau 3 tuần rút vốn: Khối tự doanh ghi nhận mua ròng ở mức hơn 20,5 triệu cổ phiếu - tương ứng giá trị 1.327 tỷ đồng.

Tại sàn HOSE, tự doanh chứng khoán mua ròng trở lại 1.316 tỷ đồng qua đó có tuần mua ròng mạnh nhất kể từ cuối tháng 10/2021. Trên HNX, nhóm này bán ròng tuần thứ 5 liên tiếp với giá trị giảm còn 4,4 tỷ đồng. Trong khi đó, khối tự doanh sàn UPCoM có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị gấp gần 3 lần tuần trước.

Các cổ phiếu nằm trong danh sách mua, bán ròng mạnh của khối tự doanh đều thuộc sàn HOSE trong đó NVL hút 251 tỷ đồng; HPG và VHM đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 166 tỷ đồng và 150 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF E1VFVN30 bị bán 334 tỷ đồng; DXG bị bán 185 tỷ đồng; EIB và OGC bị bán ròng lần lượt 96 tỷ đồng và 52 tỷ đồng.

Tiền nội tiếp tục trái chiều, cá nhân ngắt chuỗi 5 tuần mua: Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 5 tuần mua ròng liên tiếp trên HOSE bằng việc bán ròng trở lại 1.023 tỷ đồng. Cổ phiếu HPG với 116 tỷ đồng; FPT và MWG bị bán ròng lần lượt 165 tỷ đồng và 163 tỷ đồng. Các cổ phiếu bluechip khác như ACB, VNM, STB... cũng bị dòng vốn này bán mạnh.

Ngược lại, NLG hút ròng 418 tỷ đồng; KDB và VND được mua ròng lần lượt 317 tỷ đồng và 221 tỷ đồng.

Ngược chiều, dòng tiền tổ chức trong nước mua ròng trở lại 1.542 tỷ đồng (2.030 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh). VNM được mua mạnh nhất với 179 tỷ đồng; MWG và ACB được mua ròng lần lượt 136 tỷ đồng và 116 tỷ đồng.

Trong khi đó, VND bị bán ròng mạnh nhất với 130 tỷ đồng. DXG và KDH bị bán ròng lần lượt 118 tỷ đồng và 110 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán tuần 19 - 23/9: Khối ngoại bán ròng 3.137 tỷ đồng trên HOSE...

Dòng tiền 'mất hút' trong ngày các ông lớn VIC, NVL, VNM, MSN, SHB, SSI, HBC, DGW họp ĐHCĐ

Vụ Trịnh Văn Quyết: Một kiểm toán viên CPA Hà Nội ‘phản’ lời khai, kiên quyết không nhận tội

Trung Quốc liên tiếp bị phương Tây ‘giáng đòn’ thương mại, lo thị trường chứng khoán tổn hại lớn

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-truong-chung-khoan-tuan-26-309-co-phieu-dau-khi-tiep-tuc-giam-khoi-ngoai-ban-rong-tuan-thu-6-151481.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thị trường chứng khoán tuần 26 - 30/9: Cổ phiếu dầu khí tiếp tục giảm, khối ngoại bán ròng tuần thứ 6
POWERED BY ONECMS & INTECH