Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại trên thị trường chứng khoán tuần qua tiếp tục diễn biến xấu qua đó gián tiếp khiến thị trường rơi gần 31 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần từ 19 - 23/9/2022 phản ứng tiêu cực với thông tin Fed tăng lãi suất cũng như Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành quyết định tăng lãi suất điều hành thêm 1%.
Kết tuần giao dịch, VN-Index giảm 30,75 điểm (-2,49%) xuống 1.203,28 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE giảm 6,3% so với tuần trước xuống 60.535 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 8,44 điểm (-3,09%) xuống 264,44 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 10,5% so với tuần trước xuống 6.579 tỷ đồng. UPCoM-Index giảm 0,87 điểm (-0,97%) xuống 88,59 điểm.
Cổ phiếu ngân hàng - dầu khí "đè" thị trường: Tuần qua, hai nhóm cổ phiếu lớn là ngân hàng và dầu khí tiếp tục là gánh nặng lớn của thị trường trong đó hàng loạt mã lớn nhóm ngân hàng giảm điểm như VCB (-5,12%), CTG (-4,9%), BID (-2,1%), TCB (-5%), VPB (-5,9%), MBB (-3,67%), ACB (-2,4%), SHB (-4,4%), HDB (-2,8%), VIB (-2%), STB (-4,45%), TPB (-4,75%),…
Đồng pha, nhóm dầu khí chịu sức ép do giá dầu thô tiếp tục giảm trong đó PLX (-4,98%), PVD (-3,48%), BSR (-3%), PVS (-1,9%), PSH (-8,3%), PET (-5,9%), PVT (-3,2%), CNG (-3,75%),…
Nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu cũng đi xuống, với DGC (-4,1%), DCM (-2,03%), DPM (-4,99%), GVR (-5,1%), PHR (-5,04%),...
Diễn biến các nhóm cổ phiếu phiên 16/9 (Nguồn Vietstock)
Khối ngoại bán ròng 3.137 tỷ trên HOSE sau 5 tuần: Giao dịch khối ngoại tiếp tục là điểm trừ khi có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với tổng giá trị bán ròng là 488 tỷ đồng.
Trên sàn HOSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp ở mức 351 tỷ đồng (lũy kế bán ròng sau 5 tuần là 3.137 tỷ). Ở sàn HNX, khối ngoại bán ròng 13,4 tỷ đồng - giảm 44% so với giá trị bán ròng của tuần trước; tại sàn UPCoM, khối ngoại tăng bán ròng 123 tỷ đồng qua đó có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp của dòng vốn này trên sàn này.
Tuần qua, khối ngoại bán ròng mạnh nhất mã KDH với 167 tỷ đồng; chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán ròng 127 tỷ đồng; VND và NLG bị rú trên 100 tỷ đồng. CII, BSR, BCM bị bán quanh 80 tỷ.
Ở chiều ngược lại, HPG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 270 tỷ đồng; DGC và VNM đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 99 tỷ đồng và 93 tỷ đồng; VIC được mua 74 tỷ. Trong khi đó, các mã sàn HNX và UPCoM được mua không đáng kể.
Tự doanh chứng khoán bán ròng tuần thứ 3 (giá trị 1.874 tỷ): Giao dịch của khối tự doanh công ty chứng khoán diễn biến theo chiều hướng xấu khi bán ròng là 614 tỷ đồng (giảm 32% so với tuần trước).
Riêng sàn HOSE, khối tự doanh có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 34% so với tuần trước còn 587 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối tự doanh nối dài chuỗi bán ròng lên 4 tuần với giá trị 32 tỷ đồng. Tại sàn UPCoM, khối tự doanh mua ròng nhẹ 5,4 tỷ đồng.
Khối tự doanh bán ròng mạnh nhất mã MWG với 87 tỷ đồng; VPB và VCI bị bán ròng lần lượt 75 tỷ đồng và 74 tỷ đồng.
Trong khi đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND đứng đầu danh sách mua ròng với giá trị 109 tỷ đồng; BCM và MSN được mua ròng lần lượt 97 tỷ đồng và 54 tỷ đồng.
Trái chiều tiền nội, cá nhân rót ròng tuần thứ 5 liên tiếp: Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp trên HOSE với giá trị giảm 48% so với tuần trước - đạt 1.067 tỷ đồng. Tính chung cả 5 tuần, cá nhân trong nước mua ròng tổng cộng 7.689 tỷ đồng.
VHM đứng đầu danh sách mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước với 372 tỷ đồng; VND và NLG được mua ròng lần lượt 235 tỷ đồng và 230 tỷ đồng. Trong khi đó, HPG bị bán ròng mạnh nhất với 278 tỷ đồng; VNM và DGC bị bán ròng lần lượt 155 tỷ đồng và 92 tỷ đồng.
Ngược chiều, tổ chức nội tiếp tục bán ròng 773 tỷ đồng (giảm 36% so với tuần trước); lực bán ròng mạnh nhất tập trung tại VHM với 333 tỷ đồng; TCB với 80 tỷ đồng. Trong khi đó, MWG hút ròng 98 tỷ đồng; VSH và VNM đều được mua ròng trên 80 tỷ đồng.
Giao dịch gần 700 tỷ đồng sắp được CII thực hiện có gì đáng chú ý?
VN-Index vùng 1.270-1.280 điểm: Dòng tiền lớn giữ giá để gom hàng?