Trong bối cảnh ngành kho vận lạnh bùng nổ để phục vụ nhu cầu phân phối vaccine cũng như tăng trưởng trong chế biến thủy sản và nhu cầu tiêu dùng, thị trường kho vận lạnh Việt Nam dự kiến sẽ chạm mốc 295 triệu USD vào năm 2025.
Năm 2019, thị trường chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam đạt khoảng 169 triệu USD. So với các thị trường phát triển trong khu vực, thị trường chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và manh mún.
Hai nhánh chính của thị trường trong nước là kho lạnh thương mại và các kho lạnh tự vận hành, phát triển hơn ở khu vực phía Nam. Long An là địa phương tập trung nhiều kho lạnh do được kết nối chặt chẽ với vựa nông sản là Đồng bằng sông Cửu Long và có vị trí kề cận TP. HCM.
Hiện, kho lạnh tại Việt Nam có giá thuê cao hơn nhiều so với các loại kho khô thông thường, dao động từ 50 - 100%, thậm chí cao hơn tùy thuộc vào loại thiết bị bảo quản lạnh (ướp lạnh hoặc tủ đông).
Giá thuê kho cho sản phẩm ướp lạnh và đông lạnh dao động từ 45 - 90 USD/m2; giá thuê bảo quản dược phẩm từ 45 - 160 USD/m2. Trong khi đó, giá thuê pallet rơi vào khoảng 16.000 – 30.000 đồng/tấm/ngày.
Cushman & Wakefield (C&W) nhận định, ngày càng đông người tiêu dùng có nhiều nhu cầu tiếp cận các sản phẩm hữu cơ tươi ngon và chất lượng hơn. Do đó, nhu cầu kho vận lạnh đang gia tăng, đẩy mạnh xu hướng đầu tư vào chuỗi cung ứng lạnh và cơ hội phát triển mới.
Từ số liệu thu thập được, đơn vị này cũng cho biết, đã có một lượng lớn tài sản thanh khoản cao ở những thị trường mới nổi và phát triển tại châu Á. Các nhà đầu tư sáng suốt vẫn đang nóng lòng tìm cơ hội để bước chân vào phân khúc ngách này, thông qua những dự án đầu tư mới hay mua bán sáp nhập.
Bà Trang Bùi - Tổng giám đốc của C&W Việt Nam nhận xét, so với các thị trường phát triển trong khu vực, thị trường chuỗi cung ứng lạnh ở Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và manh mún.
Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành kho vận lạnh bùng nổ để phục vụ nhu cầu phân phối vaccine cũng như tăng trưởng trong chế biến thủy sản và nhu cầu tiêu dùng, thị trường dự kiến sẽ chạm mốc 295 triệu USD vào năm 2025, tức tăng trưởng khoảng 12% hàng năm.
Còn về tổng thể, thị trường kho lạnh dự kiến sẽ tăng trưởng bứt phá. Thậm chí sau khi đại dịch kết thúc, tốc độ tăng trưởng trên sẽ tiếp tục duy trì nhờ một số yếu tố bao gồm sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng đối với thực phẩm dễ hỏng và sự ra đời các phương pháp điều trị bằng dược phẩm tiên tiến hơn.
Các chuyên gia của C&W cũng cho rằng trong vài năm tới vận tải kho vận tải lạnh sẽ trở thành một lĩnh vực chủ chốt.
Doanh nghiệp kêu ca bị thuế, hải quan làm khó, lãnh đạo hai ngành nói gì?
Bệnh viện bị kiện vì giấu xác bệnh nhân trong kho lạnh suốt 1 năm, sự thật kinh hoàng được tiết lộ