Thị xã sắp lên thành phố của Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản

12-03-2024 21:56|Thảo Đan

Đây là dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao được thực hiện tại khu công nghiệp của thị xã này.

Tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh mới đây đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng cho thuê lại quyền sử dụng đất tại khu công nghiệp Sông Khoai giữa CTCP Đô thị Amata Hạ Long và Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam.

Theo hợp đồng được ký kết, CTCP Đô thị Amata Hạ Long sẽ cho Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam thuê lại quyền sử dụng đất với diện tích 3ha tại Khu công nghiệp Sông Khoai để triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất vòng bi, thiết bị chuyển động tuyến tính.

Dự kiến Công ty TNHH IKO Thompson Việt Nam sẽ khởi công xây dựng nhà máy vào giữa năm 2025 và đi vào hoạt động sản xuất vào đầu tháng 1/2026 với công suất thiết kế 930 tấn sản phẩm/năm. Tổng mức đầu tư 57 triệu USD.

Đây là dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, qua đó, góp phần đưa lĩnh vực này có những bước phát triển hơn nữa tại tỉnh Quảng Ninh.

Là doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất công nghiệp tại Nhật Bản, việc IKO Thompson Việt Nam có mặt tại Khu công nghiệp Sông Khoai là tín hiệu tích cực để trong thời gian tới nơi đây tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản.

Khu công nghiệp Sông Khoai, do CTCP Đô thị Amata Hạ Long (thuộc Tập đoàn Amata) làm chủ đầu tư, được phân kỳ thành 5 giai đoạn với tổng diện tích 714ha, tổng mức đầu tư trên 3.500 tỷ đồng.

Hiện tại, chủ đầu tư cũng đã hoàn thiện, đóng điện trạm biến áp 110KV, đưa vào sử dụng trạm cấp nước và trạm xử lý nước thải… đảm bảo việc cung cấp điện, nước và xử lý nước thải cho các nhà đầu tư thứ cấp.

Hạ tầng KCN Amata Hạ Long - KCN Sông Khoai của Tập đoàn Amata hiện là KCN có sức hút đầu tư tốt nhất tại Khu kinh tế ven biển Quảng yên
Khu công Nghiệp Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh

>> Lộ diện thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

Khu công nghiệp Sông Khoai đã có 15 dự án đầu tư thứ cấp, với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Đến nay có 2 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Dự án công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Việt Nam (Jinko 1) và Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam (Jinko 2) của Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar (Việt Nam), tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động, với mức thu nhập bình quân 13 triệu đồng/người/tháng. 13 dự án còn lại hiện đang được triển khai xây dựng.

Mục tiêu của Tập đoàn Amata cũng như của tỉnh Quảng Ninh là đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư đối với các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ cao vào Khu công nghiệp Sông Khoai, tham gia và đóng góp cao vào chuỗi giá trị sản xuất của khu kinh tế ven biển Quảng Yên và của tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Yên là một đô thị ven biển phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh; giáp với TP. Hải Phòng, và các thành phố trong tỉnh là Hạ Long, Uông Bí, gần cảng biển quốc tế Lạch Huyện, sân bay Cát Bi, sân bay Vân Đồn nên có không gian phát triển rộng lớn, có tính liên kết mạnh.

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023, Quảng Yên sẽ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh trước năm 2025. Trong đó, xây dựng, phát triển khu kinh tế ven biển Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới của tuyến phía Tây tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

>> Thị xã là 'gà đẻ trứng vàng' của Quảng Ninh sắp lên thành phố, 'rót' 11.000 tỷ đồng phát triển hạ tầng

Thu hút FDI tăng mạnh, 'thành phố hoa phượng đỏ' sẽ mở thêm khu công nghiệp mới

Nhà đầu tư liên tục 'đổ bộ', Thanh Hoá sắp đón khu dân cư hơn 370 tỷ đồng

'Thành phố trong thành phố' 3 năm tuổi, đặt mục tiêu thu ngân sách năm 2024 gần 23.000 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thi-xa-sap-len-thanh-pho-cua-quang-ninh-don-them-57-trieu-usd-tu-nha-dau-tu-nhat-ban-226093.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Thị xã sắp lên thành phố của Quảng Ninh đón thêm 57 triệu USD từ nhà đầu tư Nhật Bản
POWERED BY ONECMS & INTECH