Xã hội

'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' vẫn cửa đóng then cài sau 2 năm trùng tu

Linh Chi 09/07/2024 15:46

Điểm tham quan này vẫn chưa mở cửa đón khách nhiều nhiều người hụt hẫng.

Theo kế hoạch ban đầu, di tích Hải Vân Quan đã hoàn thành quá trình trùng tu, sửa chữa và đưa vào khai thác du lịch từ đầu năm 2024 nhưng đến nay vẫn "cửa đóng then cài" vì chưa thống nhất được kế hoạch quản lý, khai thác du lịch giữa hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Chia sẻ với Vnexpress, ông Phan Văn Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, cho biết Hải Vân Quan là di tích duy nhất ở Việt Nam tọa lạc trên địa phận 2 tỉnh - thành phố (tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng) nên việc xây dựng hồ sơ khoa học; khoanh vùng bảo vệ; đầu tư xây dựng bảo tồn, tu bổ; cơ chế quản lý khai thác hoạt động phục vụ khách, mức thu phí... đều phải được thống nhất của hai địa phương. Vì công tác chuẩn bị, tham mưu mất nhiều thời gian nên hiện tại chưa đưa vào khai thác di tích.

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết ở khu vực đỉnh đèo Hải Vân (ở độ cao gần 500 m so với mực nước biển) cũng gây nhiều bất lợi. Buổi sáng ở đây có mây mù dày đặc, chiều thường có mưa dông, gió lốc mạnh, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, nước sinh hoạt chủ yếu là nước mưa và nước suối nên ảnh hưởng đến việc đón khách.

Toàn cảnh di tích Hải Vân quan cuối tháng 6. Ảnh: Trung Phan

Toàn cảnh di tích Hải Vân quan cuối tháng 6. Ảnh: Trung Phan

Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, là đồn lũy quân sự trấn thủ trên đỉnh. Vì địa thế đắc địa, Hải Vân Quan được mệnh danh là "yết hầu" của Kinh đô Huế. Ngoài ra, với cảnh quan vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, công trình này cũng được gọi là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Công trình chứa đựng nhiều giá trị về văn hóa, lịch sử và cũng là thắng cảnh nổi tiếng thu hút sự quan tâm của du khách.

Hải Vân Quan được công nhận là Di tích cấp quốc gia năm 2017. Tuy nhiên, thời điểm này công trình đã bị hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Năm 2021, sau quá trình dài xúc tiến các thủ tục, chính quyền Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đã thống nhất việc trùng tu Hải Vâ Quan với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.

>>Nhà cổ 200 tuổi được Nhật Bản rót hàng tỷ đồng trùng tu: ‘Cửu đại mỹ gia’ với 108 cột gỗ quý hiếm nhất Việt Nam

Tỉnh miền Bắc sắp ‘cất cánh’ lên TP trực thuộc Trung ương 'rót' hơn 300 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường đến Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt

‘Hòn non bộ’ niên đại 10.000 năm giữa lòng tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, được công nhận là Di tích cấp Quốc gia

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thien-ha-de-nhat-hung-quan-van-cua-dong-then-cai-sau-2-nam-trung-tu-d127254.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Thiên hạ đệ nhất hùng quan' vẫn cửa đóng then cài sau 2 năm trùng tu
    POWERED BY ONECMS & INTECH