Bị ảnh hưởng bởi những “cơn gió ngược” về chính trị và kinh tế, các công ty khai thác Bitcoin của Trung Quốc đã tìm đến một nơi cung cấp năng lượng với giá cả phải chăng cùng các quy định thân thiện.
Đầu năm 2023, các container chở hàng bắt đầu xuất hiện gần các trạm biến áp điện nối với đập Grand Ethiopian Renaissance (GERD), đập thủy điện lớn nhất châu Phi mới được xây dựng gần đây.
Bên trong chúng là hàng đống chiếc máy tính đồ sộ và ngốn nhiều năng lượng.
Đó là một dấu hiệu cho thấy sự xuất hiện các công ty đào Bitcoin Trung Quốc đến vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa), nhằm tìm kiếm năng lượng giá rẻ và điều kiện hoạt động thuận lợi, kể từ lệnh cấm tiền điện tử của Trung Quốc 2 năm trước.
Các công ty khai thác Bitcoin của Trung Quốc đã nhắm đến Ethiopia trong một động thái chiến lược được thúc đẩy bởi việc theo đuổi năng lượng giá rẻ và khí hậu thuận lợi. Ảnh: SCMP |
Ethiopia nổi lên là điểm đến hàng đầu của thợ mỏ Trung Quốc
Mặc dù vẫn cấm giao dịch tiền điện tử, nhưng Ethiopia - quốc gia cho phép khai thác Bitcoin bắt đầu từ năm 2022, đã củng cố mối quan hệ với Trung Quốc trong thập kỷ qua.
Trước đó, một số công ty Trung Quốc cũng đã giúp xây dựng con đập GERD trị giá 4,8 tỷ USD mà các công ty khai thác Bitcoin dự định sẽ lấy năng lượng từ đó.
>> ‘Bầm dập’ bởi thị trường chứng khoán, người Trung Quốc đổ xô vào Bitcoin bất chấp lệnh cấm
Nước này nổi lên như một cơ hội hiếm có cho tất cả những công ty đào tiền điện tử khi biến đổi khí hậu và khan hiếm năng lượng gây ra phản ứng dữ dội đối với ngành công nghiệp trị giá 16 tỷ USD mỗi năm (với mức giá hiện tại của Bitcoin) ở nhiều quốc gia khác.
Theo SCMP, quốc gia châu Phi này còn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với các công ty Trung Quốc, vốn từng thống trị hoạt động khai thác Bitcoin nhưng đang gặp khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ ở Texas, trung tâm đào Bitcoin lớn hiện nay.
Ước tính từ nhà cung cấp dịch vụ khai thác Luxor Technology cho thấy Ethiopia đã vươn lên trở thành một trong những điểm đến hàng đầu cho các lô hàng thiết bị khai thác Bitcoin, trong đó các công ty khai thác Trung Quốc chiếm một phần đáng kể.
Các giàn khoan sử dụng lượng điện năng khổng lồ nên việc tiếp cận nguồn điện giá rẻ là một lợi thế cạnh tranh quan trọng. Ảnh: SCMP |
Tuy nhiên, trong thời đại mà khí hậu nóng lên đang tàn phá khắp thế giới, hoạt động khai thác Bitcoin ngày càng bị coi là tác nhân góp phần vào sự nóng lên toàn cầu mặc dù nhiều công ty tuyên bố rằng họ đã ưu tiên sử dụng năng lượng sạch nhiều hơn.
Dẫu vậy, đối với những người khai thác Bitcoin – nhất là những người Trung Quốc – Ethiopia đại diện cho sự kết hợp độc đáo giữa lợi thế kinh tế và chính trị.
Một số Giám đốc điều hành thậm chí còn ví nó như một đối thủ tiềm năng của Texas, nơi chiếm tới 1/4 công suất tạo ra Bitcoin trên toàn cầu hiện nay.
Một liên doanh mạo hiểm với triển vọng kinh tế
Theo một Giám đốc điều hành cấp cao của Bitmain, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) và là nhà cung cấp giàn khoan thống trị thị trường, khả năng cung cấp điện để tạo ra Bitcoin của quốc gia châu Phi này có thể sánh ngang với Texas trong một vài năm tới.
Việc mở dự án đập GERD đã nâng công suất phát điện của Ethiopia lên 5,3 GW, với 92% trong số đó đến từ nguồn năng lượng tái tạo thủy điện.
Công ty Điện lực Ethiopia (EEP) tiết lộ, sau khi GERD chính thức hoàn thành, công suất phát điện của Ethiopia sẽ tăng gấp đôi. Giám đốc tiếp thị và phát triển kinh doanh Hiwot Eshetu cho biết họ tính phí cố định cho những người khai thác Bitcoin là 3,14 xu Mỹ mỗi kW/giờ đối với điện lấy từ các trạm biến áp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi vào tháng 8/2023. Ảnh: SCMP |
BWP, nơi cung cấp máy móc do các công ty Trung Quốc và những quốc gia khác vận hành, đã bắt đầu vận chuyển thiết bị đến Ethiopia đầu năm ngoái.
Vào tháng 12/2023, công ty thông báo rằng họ đang mở một trung tâm dữ liệu 120MW dành cho thiết bị khai thác – có quy mô khá lớn so với tiêu chuẩn của Texas – tại thủ đô Addis Ababa.
Sự tự tin của nhiều công ty đào tiền ảo Trung Quốc được củng cố bởi địa chính trị, SCMP cho hay. Trung Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất ở Ethiopia và là chủ nợ song phương hàng đầu của nước này.
Bộ Tài chính Ethiopia năm ngoái tiết lộ Chính phủ và các tổ chức tài chính Trung Quốc đã cho vay gần 15 tỷ USD cho 70 “siêu dự án” ở quốc gia này từ năm 2006 đến năm 2018.
Được biết Ethiopia là một trong 17 quốc gia được Trung Quốc nâng cấp quan hệ vào năm ngoái khi Chủ tịch Tập Cận Bình thu hút các đối tác từ Nam bán cầu.
>> Nguyên nhân nào giúp Bitcoin vượt mốc 50.000 USD lần đầu tiên kể từ năm 2021?
Những lý do khiến người trẻ Trung Quốc ngại về nhà dịp Tết
Sau hỗn loạn của tháng 1, giá Bitcoin có thể biến động ra sao trong tháng này?