Trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc, tài sản của tất cả các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam đều bốc hơi mạnh. Đáng nói, với việc tài sản bốc hơi mạnh hơn, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long đã chính thức nhường vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt cho một cái tên quen mặt.
Trong những ngày đầu năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có những diễn biến tích cực và đạt mức đỉnh lịch sử mới. Tuy nhiên, ngay sau đó, trước những diễn biến kinh tế - chính trị phức tạp, thị trường đã trải qua nhịp điều chỉnh giảm mạnh kể từ đầu tháng 4 tới nay.
Có thể thấy trong khoảng 3 tháng gần đây, thị trường đã liên tục biến động theo chiều hướng tiêu cực trước hàng loạt các thông tin bên ngoài tác động như chiến tranh Nga - Ukraine, Fed tăng lãi suất, lạm phát tại Mỹ và các nước châu Âu tăng cao, các biện pháp cứng rắn nhằm tăng sự minh bạch trên thị trường...
Kết phiên giao dịch cuối tháng 6/2022, VN-Index đứng ở mức 1.197,6 điểm - giảm 300,68 điểm (-20,07%) so với cuối năm 2021; HNX-Index giảm đến 41,42% xuống 277,68 điểm; UPCoM-Index giảm 24,05% xuống 85,58 điểm.
Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6.339 nghìn tỷ đồng - giảm 18,4% so với cuối năm 2021, tương đương 75,5% GDP.
Tính riêng trong quý II/2022, VN-Index giảm 294,55 điểm (-19,74%) so với cuối quý I; HNX-Index giảm 38,34%; UPCoM-Index giảm 26,88%.
Soi lãi/lỗ các cổ phiếu trong "giỏ hàng" của chứng sĩ nửa đầu năm 2022
Theo thống kê ngày 30/6/2022, giá trị tài sản của những người giàu nhất sàn chứng khoán đã biến động mạnh so với cuối năm 2021.
Theo đó, tổng tài sản của top 10 đã giảm tới 126 nghìn tỷ đồng, từ mức hơn 514 nghìn tỷ đồng xuống còn 389 nghìn tỷ đồng.
Về giá trị, giảm mạnh nhất là tỷ phú Phạm Nhật Vượng với mức -46.500 tỷ đồng khi cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup giảm giá gần 23% trong nửa đầu năm. Mức giảm giá của Vingroup tương đương với mức giảm chung của VN-Index.
Đứng thứ hai là tỷ phú Trần Đình Long, tài sản bốc hơi hơn 20.000 tỷ đồng. Giá cổ phiếu Hòa Phát liên tục giảm trong nửa đầu năm nay, đặc biệt kể từ sau đại hội cổ đông của tập đoàn khi chính Chủ tịch Long dùng từ "thê thảm" để nói về tình hình kinh doanh của Hòa Phát nói riêng và ngành thép nói chung. Tính theo tỷ lệ, tài sản ông Long giảm tới 37,5% nửa đầu năm nay.
Tài sản giảm mạnh thứ ba là ông Bùi Thành Nhơn với mức giảm 12.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, khác với ông Vượng hay ông Long, tài sản ông Nhơn giảm mạnh do ông đã chuyển nhượng bớt cổ phiếu của Novaland sang cho Novagroup quản lý.
Ngoài ra, còn phải kể đến ông Nguyễn Đức Thụy tài sản giảm 24.400 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn tại Thaiholdings. Ông Thụy hiện chỉ còn sở hữu cổ phiếu tại LienVietPostBank, giá trị 540 tỷ đồng và đứng ngoài top 200.
Trong số 10 người giàu nhất thị trường, duy nhất tài sản của ông Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Thế giới Di động tăng lên từ 12.744 tỷ đồng lên 13.410 tỷ đồng.
Với việc tài sản của hầu hết những người giàu nhất đều giảm, bảng xếp hạng trong 6 tháng đầu năm có nhiều xáo trộn, khi chỉ có 3 người giữ nguyên vị trí, là ông Phạm Nhật Vượng (đứng vị trí thứ 1), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (thứ 6) và ông Nguyễn Văn Đạt (thứ 7).
Ở chiều thăng hạng, bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang tuy tài sản cùng giảm gần 10.000 tỷ đồng nhưng lại cùng tăng 1 bậc, để giữ vị trí thứ 2 và thứ 3.
Với riêng cổ phiếu TCB, mã kết phiên 4/7 tại mức 36.350 đồng - giảm hơn 28% so với giá tại thời điểm đầu năm 2022.
Theo Forbes, tính tới 4/7, tổng tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank đạt tròn 2 tỷ USD. Tổng tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long còn 1,9 tỷ USD.
Ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Sunshines Group tăng 1 bậc để lên vị trí thứ 4. Tuy nhiên, phần lớn thời gian của 6 tháng đầu năm, ông Tuấn giữ vị trí người giàu thứ 3 thị trường.
Người còn lại thăng hạng trên danh sách người giàu là ông Nguyễn Đức Tài. Ông Tài đã tăng 5 bậc để lên vị trí thứ 8.
Về phía tụt hạng, tỷ phú Trần Đình Long giảm 3 bậc xuống vị trí thứ 5. Ông Bùi Thành Nhơn và bà Phạm Thu Hương cùng giảm 1 bậc, lần lượt xuống vị trí thứ 9 và thứ 10.
"Vua thép" Trần Đình Long rời Top 2
Theo số liệu của Forbes, tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát tính đến ngày 23/11/2020 đã tăng lên 1,8 tỷ USD. Ông Long đã vượt qua ông Trần Bá Dương, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang để trở thành người giàu thứ 3 Việt Nam. Hai vị trí dẫn đầu vẫn là Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Tập đoàn Vingroup và CEO Nguyễn Thị Phương Thảo của Vietjet Air.
Không chỉ "leo top" trên bảng xếp hạng quốc tế mà trên danh sách người giàu sàn chứng khoán Việt Nam, ông Long còn vượt qua nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo để chiếm vị trí người giàu thứ 2 thị trường.
Cụ thể, với 700 triệu cổ phiếu Hòa Phát, khối tài sản của ông Long tính đến ngày 23/11/2020 là 26.250 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản CEO Vietjet Air là hơn 25.258 tỷ đồng.
Sau hơn 1 năm, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long bất ngờ "bốc hơi" 6.800 tỷ đồng tài sản, rời khỏi Top 2 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Có thể thấy, từ tháng 3/2022, ông Trần Đình Long là người chứng kiến giá trị khối tài sản ròng “bốc hơi” nhiều nhất so với các tỷ phú Việt khác. Khi tạp chí Forbes công bố danh sách tỷ phú năm 2022, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát nắm giữ khối tài sản ròng trị giá 3,2 tỷ USD nhưng hiện chỉ còn 1,5 tỷ USD - giảm 1,7 tỷ USD, tương đương hơn 53%.
Một phần nguyên nhân dẫn tới việc ông Long chứng kiến khối tài sản ròng của mình “bốc hơi” cả tỷ USD đến từ việc giá cổ phiếu HPG tụt dốc.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HPG chốt phiên ngày 4/7 chỉ còn vỏn vẹn 22.000 đồng.
Chủ tịch Techcombank (TCB) Hồ Hùng Anh: Lãi suất cho vay bình quân đã giảm về mức 7,73%
Ba người con của Chủ tịch Techcombank sở hữu khối tài sản 13.000 tỷ ở độ tuổi 20