Sở hữu chéo trong ngân hàng đã được xử lý đến đâu?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15 về hoạt động chất vấn, Nghị quyết số 63/2022/QH15 về Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV (lĩnh vực ngân hàng) gửi tới Quốc hội.
Theo đó, về vấn đề sở hữu chéo, Thống đốc NHNN cho biết bên cạnh việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện xử lý vấn đề sở hữu chéo, sở hữu vượt giới hạn quy định, NHNN tiếp tục quan tâm xem xét, nhận diện và có giải pháp kiểm soát, quyết liệt xử lý vấn đề sở hữu chéo, vi phạm sở hữu cổ phần gắn với quá trình cơ cấu lại TCTD.
Cụ thể, Thống đốc NHNN cho biết, trong những tháng đầu năm, để điều tiết tiền tệ góp phần hỗ trợ ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp.
Đến nay, các TCTD đã cơ bản xử lý, khắc phục một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo. Số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đến nay đã được khắc phục. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến nay còn tại một NHTM cổ phần với một cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).
Đặc biệt là trường hợp của Ngân hàng TMCP Á Châu- CTCP Bất động sản Hòa phát-Á Châu. Tỷ lệ sở hữu của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tại Công ty cổ phần Bất động sản Hòa Phát-Á Châu là 2,86% và ngược lại là 0,05%.
Từ giữa tháng 6/2022, trước những diễn biến bất lợi của thị trường quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã phải kiểm soát chặt chẽ tiền tệ để hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối thông qua việc phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và kiểm soát khối lượng chào mua qua nghiệp vụ thị trường mở.
Theo Thống đốc, kết quả kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô cũng là cơ sở quan trọng để tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về tình hình và triển vọng phát triển của Việt Nam.
Về điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, từ đầu năm 2022 đến nay (đặc biệt là từ giai đoạn tháng 3), tỷ giá và thị trường ngoại tệ chịu áp lực lớn từ những diễn biến phức tạp, khó lường trên thị trường quốc tế như Fed đẩy mạnh lộ trình thắt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất ở mức độ lớn với tần suất cao, đồng USD quốc tế có thời điểm tăng đến hơn 19% xung đột Nga-Ukraine làm chuỗi cung ứng toàn cầu tiếp tục gián đoạn làm giá xăng dầu và hàng hóa tăng cao,….
Ngoài ra, cân đối cung – cầu trên thị trường ngoại tệ trong nước khó khăn, hệ thống tổ chức tín dụng bán ròng ngoại tệ cho khách hàng.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành tỷ giá chủ động, phù hợp vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt hơn, hấp thụ cú sốc bên ngoài, vừa bán lượng lớn ngoại tệ can thiệp để bổ sung nguồn cung thanh khoản cho thị trường.
Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2022, VND mất giá khoảng 4,8% so với USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực diễn biến thị trường ngoại tệ tương đối ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Thống đốc cho biết, về cơ bản, hệ thống ngân hàng đã nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, tiếp tục tuân thủ nghiêm túc các quy định về quản lý ngoại hối, nâng cao tính kỷ luật và chuẩn mực thị trường ngoại tệ nhằm hướng tới mục tiêu chung là ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều khó khăn như áp lực lạm phát có xu hướng tăng, lạm phát so với cùng kỳ tại thời điểm cuối năm 2022 dự kiến vượt 4% gây thách thức đối với nhiệm vụ kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm 2023.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN không cấm cho vay bất động sản
Sẽ đánh giá để cung ứng vàng ra thị trường và đưa ra giải pháp phù hợp