Thế giới

Thương vụ sáp nhập của Intel và Qualcomm gây lo ngại về luật chống độc quyền

Hoàng Nam 24/09/2024 19:49

Thương vụ sáp nhập Intel có thể giúp Qualcomm mở rộng danh mục sản phẩm, nhưng đặt công ty vào tình thế khó khăn khi phải gánh thêm một mảng sản xuất bán dẫn đang thua lỗ.

Bảng hiệu logo công ty Qualcomm. Ảnh: Dado Ruvic
Bảng hiệu logo công ty Qualcomm. Ảnh: Dado Ruvic

Đặc biệt, thương vụ này sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ về chống độc quyền trên toàn cầu, đây có thể là vụ sáp nhập lớn nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp bán dẫn. Nếu thành công, Qualcomm và Intel sẽ tạo ra một thế lực lớn trong thị trường chip cho điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và nhiều thiết bị khác.

Cổ phiếu của Intel đã tăng gần 3% vào thứ Hai (23/9), sau khi có tin tức từ giới truyền thông vào cuối tuần trước về việc Qualcomm đang bước vào giai đoạn đàm phán ban đầu với Intel. Ngược lại, cổ phiếu của Qualcomm lại giảm 1,8%.

“Theo tin đồn, thương vụ giữa Qualcomm và Intel khá hấp dẫn trên nhiều phương diện, và xét về mặt sản phẩm và kỹ thuật, có một số sự tương hỗ nhất định giữa hai công ty,” Bob O'Donnell, người sáng lập công ty phân tích công nghệ TECHnalysis Research, chia sẻ. “Tuy nhiên, khả năng thương vụ này thực sự diễn ra là rất thấp. Hơn nữa, Qualcomm khó có thể sở hữu toàn bộ Intel, và việc tách riêng mảng sản phẩm từ sản xuất chip vào thời điểm này là không khả thi.”

Từng là ông lớn trong ngành công nghiệp bán dẫn, Intel hiện đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất khi mảng sản xuất theo hợp đồng của họ đang không thu lại kết quả tốt trước sức ép từ đối thủ cạnh tranh TSMC (Đài Loan - Trung Quốc).

Giá trị thị trường của Intel đã giảm xuống dưới 100 tỷ USD, là mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua.

Hiện tại, giá trị thị trường của Intel chỉ bằng chưa đến một nửa so với Qualcomm, công ty có giá trị khoảng 190 tỷ USD. Với lượng tài sản có tính thanh khoản trị giá 7,77 tỷ USD tính đến cuối tháng 6, các chuyên gia dự đoán Qualcomm sẽ chủ yếu sử dụng cổ phiếu để thực hiện thương vụ này, điều này có thể làm giảm giá trị cổ phiếu của nhà đầu tư Qualcomm và gây ra không ít lo ngại.

Dưới sự dẫn dắt của CEO Cristiano Amon, Qualcomm đã nỗ lực mở rộng kinh doanh sang các lĩnh vực mới như ô tô và máy tính cá nhân, bên cạnh mảng chính là chip điện thoại thông minh. Tuy nhiên, công ty vẫn đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường di động, vốn đã gặp khó khăn trong những năm gần đây do sự suy giảm nhu cầu sau đại dịch.

Ông Amon được cho là đang trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán với Intel và xem xét nhiều lựa chọn khác nhau cho thương vụ này. Đây không phải lần đầu tiên Qualcomm theo đuổi một thương vụ lớn. Trước đó, vào năm 2016, Qualcomm đã đề nghị mua lại NXP Semiconductors với giá 44 tỷ USD nhưng phải từ bỏ sau khi không nhận được sự chấp thuận từ cơ quan quản lý Trung Quốc.

Mặc dù Intel tự thiết kế và sản xuất chip cho máy tính cá nhân và trung tâm dữ liệu, Qualcomm chưa từng vận hành một nhà máy sản xuất chip nào. Thay vào đó, họ sử dụng các nhà sản xuất hợp đồng như TSMC và công nghệ do Arm Holdings cung cấp.

Qualcomm thiếu kinh nghiệm trong việc phát triển mảng sản xuất chip của Intel, gần đây họ đã ký hợp đồng với Amazon.com.

Mảng sản xuất chip của Intel được coi là quan trọng trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa của Washington, Mỹ. Intel đã nhận được khoảng 19,5 tỷ USD từ các khoản trợ cấp và cho vay của liên bang theo Đạo luật CHIPS để xây dựng và mở rộng các nhà máy tại bốn bang của Mỹ.

Một số chuyên gia cho rằng Intel sẽ ưu tiên các khoản đầu tư từ bên ngoài hơn việc phải bán cổ phần, nhấn mạnh rằng gần đây công ty đã có tính toán khiến cho mảng sản xuất chip trở nên độc lập hơn. Theo Bloomberg News, Apollo Global Management, đối tác của Intel tại cơ sở ở Ireland, đã đề nghị đầu tư lên tới 5 tỷ USD vào công ty này.

Ngoài ra, Qualcomm có thể chỉ mua lại một phần hoạt động kinh doanh của Intel, thay vì mua toàn bộ công ty. Trước đó, Reuters đã đưa tin rằng Qualcomm đặc biệt quan tâm đến mảng thiết kế PC của Intel.

>> Intel và Qualcomm không thể vá những 'vết thương' của bán dẫn Mỹ

Intel và Qualcomm không thể vá những 'vết thương' của bán dẫn Mỹ

Vụ Intel hủy kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD: Việt Nam đã có quyết định tỉnh táo?

Theo kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/thuong-vu-sap-nhap-cua-intel-va-qualcomm-gay-lo-ngai-ve-luat-chong-doc-quyen.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thương vụ sáp nhập của Intel và Qualcomm gây lo ngại về luật chống độc quyền
    POWERED BY ONECMS & INTECH