Nhịp sống

Thủy điện lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX xả lũ, người dân 'ùa' ra sông tắm mặc nguy hiểm cận kề

Như Ý 17/07/2024 - 11:18

Mới đây, thông tin nhiều người dân địa phương ra sông tắm trong thời điểm thủy điện Hòa Bình xả lũ đang gây xôn xao dư luận.

Vào 16h ngày 16/7, hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả đáy thứ 2 để đảm bảo an toàn cho vùng hạ lưu và đập. Trước đó, mực nước thượng nguồn đổ về lớn, hồ Hòa Bình đạt mực nước thượng lưu là 108,67m nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện về việc mở cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình. Theo đó, lưu lượng xả lũ ở hồ thủy điện Hòa Bình là 3.926m3/s.

Thủy điện Hòa Bình xả lũ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

Thủy điện Hòa Bình xả lũ để đảm bảo an toàn. Ảnh: Internet

Sau khi xả lũ ở thủy điện Hòa Bình, dòng nước lớn tuôn ra làm trắng xóa cả 1 khoảng không gian rộng lớn. Điều này cũng dẫn đến nước ở các sông dâng lên cao, sóng lớn, gây nguy hiểm nếu như người dân không cẩn thận. Tuy mực nước sông dâng cao sau khi xả lũ nhưng trên thực tế nhiều người dân vẫn bất chấp hiểm nguy, tham gia tắm sông.

Hồ thủy điện Hòa Bình trắng xóa nước trong thời gian xả lũ. Ảnh: Báo Tiền Phong

Hồ thủy điện Hòa Bình trắng xóa nước trong thời gian xả lũ. Ảnh: Báo Tiền Phong

Thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến nước ở các sông dâng lên đáng kể. Ảnh: Báo Tiền Phong

Thủy điện Hòa Bình xả lũ khiến nước ở các sông dâng lên đáng kể. Ảnh: Báo Tiền Phong

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tiền Phong, không ít gia đình cùng nhau mang áo phao ra sông để bơi dù nước sông Đà chảy siết. Người dân phớt lờ hiểm nguy rình rập dù nguy cơ đuối nước hoàn toàn có thể xảy ra trong thời điểm này.

Theo chỉ đạo của cơ quan chức năng, các đơn vị liên quan sẽ có giải pháp an toàn đối với những người dân gần khu vực hồ thủy điện Hòa Bình để không xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Nhiều người dân tắm sông bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Báo Tiền Phong

Nhiều người dân tắm sông bất chấp nguy hiểm. Ảnh: Báo Tiền Phong

Đập thủy điện Hòa Bình có tất cả 12 cửa xả, là nhà máy lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á vào thế kỷ XX, trước khi thủy điện Sơn La xuất hiện. Đây là công trình được xây dựng từ năm 1994 đến nay, được Liên Xô hỗ trợ xây dựng và hướng dẫn vận hành. Với 8 tổ máy và tổng công suất đạt 1.920 MW, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình cung cấp 8 tỷ kWh điện/năm, phục vụ nhu cầu của đất nước. Tính đến ngày 10/9/2023, nhà máy này đã đạt mức sản lượng 270 tỷ kWh. Đến nay, thủy điện Hòa Bình đã đi vào hoạt động được 30 năm, tiếp tục trên chặng đường phát triển.

Nhà máy này được khởi công vào năm 1979, đi vào hoạt động năm 1994, mất 15 năm để hoàn thành. Ảnh: Internet

Nhà máy này được khởi công vào năm 1979, đi vào hoạt động năm 1994, mất 15 năm để hoàn thành. Ảnh: Internet

Qua nhiều thập kỷ đi vào hoạt động, đây là công trình góp phần cung cấp điện cho đất nước, điều tiết chống lũ cho nhiều tỉnh miền Bắc, đảm bảo an toàn cho người dân. Không chỉ vậy, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình còn trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều người ghé thăm khi tới với mảnh đất Hòa Bình.

>> Việt Nam có một công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ XX, mất 15 năm để hoàn thành, lưu giữ bức thư gửi hậu thế năm 2.100 mới được mở

Siêu đập thủy điện lớn nhất thế giới đã tích tụ gần 2 tỷ tấn bùn thải sau gần 20 năm hoạt động: Chuyên gia hiến kế kiểm soát lũ lụt, xói mòn

‘Siêu đô thị’ của láng giềng Việt Nam hứng mưa lũ kỷ lục, 40.000 người bị ảnh hưởng, đập thủy điện lớn nhất thế giới báo động cao

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/thuy-dien-lon-nhat-viet-nam-the-ky-xx-xa-lu-nguoi-dan-ua-ra-song-tam-mac-nguy-hiem-can-ke-d127893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thủy điện lớn nhất Việt Nam thế kỷ XX xả lũ, người dân 'ùa' ra sông tắm mặc nguy hiểm cận kề
    POWERED BY ONECMS & INTECH