Với VN-Index sau phiên 3/10/2022, đáy kỹ thuật đã bị phá vỡ và đáy mới được hình thành gọi tên 1.000 điểm.
VN-Index đã khởi động phiên giao dịch đầu tuần mới ngày 3/10 - cũng là phiên đầu tháng 10/2022 bằng cú giảm "kinh hoàng" khi VN-Index mất 45,6 điểm và rơi khỏi mốc 1.100 điểm (hiện còn 1.086 điểm).
Rổ VN30 có 29 mã giảm điểm trong đó 11 mã giảm sàn. Đáng kể nhất có KDH, BID, BVH, CTG, GVR, MWG, POW,...
Giữa bạt ngàn sắc xanh sàn, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup bất ngờ bơi ngược nước khi tăng nhẹ 0,9% lên mức cao nhất ngày - đạt 55.500 đồng.
Đáng nói, trong phần lớn thời gian giao dịch, cổ phiếu VIC chủ yếu giảm điểm trong đó có thời điểm mã giảm tới 3,6% (lúc sau 11h) về còn 53.000 đồng.
Trước phiên ATC, VIC vẫn đang đỏ nhẹ. Tuy nhiên, mã bất ngờ nhận được lệnh mua lớn 335.000 cổ phiếu - khớp giá 55.500 đồng (tương ứng giá mua vào 18,6 tỷ đồng) qua đó đảo chiều xanh trở lại.
Với việc là mã lớn duy nhất trong rổ VN30 tăng giá, cổ phiếu VIC là mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index với mức 0,5 điểm tăng.
Trong khi đó, 10 mã tiêu cực nhất sàn HOSE đã lấy đi của VN-Index 19,7 điểm giảm trong đó các mã lớn nhóm ngân hàng như VCB, BID, TCB, CTG, MBB lần lượt lấy đi của chỉ số 3,13 - 2,92 - 1,94 - 1,89 và 1,45 điểm.
Nhóm cổ phiếu trụ - ngân hàng chính là tác nhân chính khiến thị trường giảm mạnh trong phiên 3/11 (Nguồn Vietstock)
Theo nguồn Tin nhanh Chứng khoán, một số room chứng khoán hôm nay thậm chí đã phải khuyến nghị khách hàng của mình cắt lỗ - điều ít thấy trong giai đoạn trước đây. Lý do được đưa ra là thị trường đang chịu tác động bất lợi từ kinh tế và thị trường chứng khoán toàn cầu, bất chấp chấp những kết quả tăng trưởng lạc quan quý III của kinh tế Việt Nam.
Với độ mở kinh tế lớn, khi nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn gặp vấn đề thì sự ảnh hưởng khó tránh khỏi.
Đáng chú ý, sự quan ngại này tác động cả về 2 phía nhà đầu tư đang nắm giữ tiền mặt và nhà đầu tư cầm cổ phiếu.
Với những nhà đầu tư đã kịp thoát giai đoạn trước, chưa có động lực tham gia lại thị trường thời điểm này dù giá cổ phiếu đa phần đã chiết khấu khoảng 70% so với mức đỉnh, lý do thì không mới “giá đã rẻ còn có thể rẻ hơn”.
Với những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, trong một thị trường xấu thì lý do khiến “tôi phải bán cổ phiếu” đặc biệt nhiều song chủ yếu là: Bán để mua rẻ hơn, bán để tránh kịch bản bị forcesell tài khoản, xấu thế thì phải bán thôi,… Và dù bán thời điểm nào trong giai đoạn này thì cũng chẳng nhà đầu tư nào có lãi.
Với VN-Index, hiện đáy kỹ thuật đã bị phá vỡ và đáy mới được hình thành gọi tên 1.000 điểm. Xét về trung hạn từ khi thị trường rời khỏi mức đỉnh 1.530 điểm, VN-Index đã giảm 444 điểm - tương đương với 29%.
Trên đồ thị kỹ thuật, thị trường đang ở con sóng giảm cuối cùng của mô hình elliott (5 nhịp trong xu hướng giảm).
Như vậy, thị trường đã giảm đến mức phổ biến 25-30% cho một đợt điều chỉnh mạnh (chưa đến mức khủng hoảng), sóng giảm đã hoàn thành. Nếu kết hợp với quy luật “mọi tin xấu rồi cũng sẽ qua”, có thể không lâu nữa, một sóng tăng mới sẽ sớm hình thành.
VN-Index mất 437 điểm từ đỉnh tháng 4, chuỗi giảm từ cuối tháng 8 bao giờ dừng lại?
Nhận định chứng khoán 16 - 20/12: Cân nhắc khả năng VN-Index lùi về 1.240 điểm
Một cổ phiếu VN30 âm thầm vượt đỉnh năm trong tuần VN-Index giảm điểm