Nếu nhìn vào chỉ báo về sự hồi phục của doanh nghiệp, cộng với tính chu kỳ thì nhóm ngành bất động sản, đầu tư công đang có lợi thế khi mà nhiều cổ phiếu bất động sản đã phát tín hiệu trong tuần qua với các phiên tăng mạnh. Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu này với niềm tin rằng, gói kích thích lớn sẽ xuất hiện và dòng tiền từ thị trường chứng khoán dịch chuyển sang. Thậm chí, nhà đầu tư tin rằng, sau đại dịch, sóng lớn sẽ xuất hiện trên thị trường bất động sản.
Khi cả nước bước vào giai đoạn “thích ứng, an toàn, kiểm soát dịch bệnh” thì lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dịch vụ được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh trong giai đoạn quý IV/2021 và quý I/2022.
Tuần qua, bên cạnh các các cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng tích cực, cổ phiếu ngành bất động sản trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Nhiều mã có phiên tăng trần nhờ kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ hồi phục sau giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài trong quý III và đây cũng là quý cao điểm bán hàng của các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia phân tích, tốc độ phục hồi và khả năng thích ứng của mỗi ngành nghề và mỗi doanh nghiệp lại khác nhau.
Dẫn nguồn tinnhanhchungkhoan.vn, bà Trần Khánh Hiền, Giám đốc phân tích, Công ty Chứng khoán VNIDRECT cho rằng, những ngành nghề có mức độ thâm dụng lao động lớn như dệt may, da giày,… sẽ có đà tái khởi động chậm hơn do vẫn đang giải quyết những thách thức liên quan đến nguồn lực lao động khi nhiều người lao động về quê tránh dịch.
Trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ như bán lẻ, thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi tốt hơn cũng như hưởng lợi từ mùa mua sắm cuối năm.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên quan sát ngành hàng không, du lịch khi các chuyến bay bắt đầu được nối lại. Mặc dù đà phục hồi của ngành hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, song một số cổ phiếu ngành này đã giảm giá đủ hấp dẫn để nhà đầu tư tích lũy.
Khi các hoạt động sản xuất khôi phục, sản lượng tiêu thụ điện dự kiến sẽ lấy lại đà tăng trong các quý tới. Không chỉ ở thị trường Việt Nam mà cổ phiếu ngành điện đang trở thành tâm điểm thu hút đầu tư trên một số thị trường chứng khoán quốc tế. Tuy nhiên, cơ hội không phải chia đều cho tất cả.
VND cho rằng, nhóm ngành điện sạch (bao gồm điện khí hóa lỏng LNG và điện gió) và các công ty phát triển hạ tầng năng lượng sẽ là nhóm có nhiều dư địa tăng trưởng hơn cả. Điều này phù hợp với mục tiêu của Chính phủ trong việc cắt giảm lượng khí thải cũng như phát triển cơ sở hạ tầng truyền tải trong thời gian tới.
Những mã cổ phiếu của doanh nghiệp được Fiinpro dự báo sẽ tiếp tục duy trì được đà trưởng lợi nhuận tích cực trong quý IV/2021 như ngành thép, hóa chất, dịch vụ công nghiệp (HPG, DCM; DGC), bán lẻ (MSN, DGW, FRT), bất động sản (VRE, DXG), xây dựng, vật liệu (KSB, CII, FCN, BCC…) hay chứng khoán (SSI, HCM, VCI, VND…).
Nếu nhìn vào chỉ báo về sự hồi phục của doanh nghiệp, cộng với tính chu kỳ thì nhóm ngành bất động sản, đầu tư công đang có lợi thế khi mà nhiều cổ phiếu bất động sản đã phát tín hiệu trong tuần qua với các phiên tăng mạnh. Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu này với niềm tin rằng, gói kích thích lớn sẽ xuất hiện và dòng tiền từ thị trường chứng khoán dịch chuyển sang. Thậm chí, nhà đầu tư tin rằng, sau đại dịch, sóng lớn sẽ xuất hiện trên thị trường bất động sản.
Tuy nhiên, dù là theo ngành thì nhà đầu tư vẫn nên quan sát kỹ từng doanh nghiệp cụ thể và nên quan tâm đến rủi ro như một số dự án bất động sản còn làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng và nhiều cư dân không thể nhận được sổ hồng bởi doanh nghiệp chưa trả hết nợ tại dự án đó…
Ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh 3, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, các ngành ít chịu tác động của dịch bệnh hoặc đã phải hoạt động cầm chừng suốt thời gian giãn cách do dịch bệnh sau khi nền kinh tế mở cửa trở lại có thể hoạt động tốt đa công suất, sẽ có đà tăng trưởng tốt và đặc biệt đây là nhóm đã có mức chiết khấu đủ tốt. Nhóm bán lẻ sản phẩm thiết yếu như MWG, MSN, VNM… sẽ được hưởng lợi ngay lập tức.
Các doanh nghiệp sản xuất nhưng trọng tâm hướng đến xuất khẩu cũng sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế được mở cửa, khi mà việc thông thương vận chuyển hàng hóa được dễ dàng hơn.
Nổi trội ở đây là hai ngành: dệt may (như TCM, MSH) và thủy sản (như VHC, FMC, MPC). Các doanh nghiệp ngành thép với trọng tâm xuất khẩu cũng sẽ được hưởng lợi, đặc biệt là với những doanh nghiệp đã hoàn thiện quá trình xây dựng cơ bản và tập trung sản xuất quy mô lớn, như HPG.
Nhóm ngân hàng, theo ông Quang, cũng sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế phục hồi và các doanh nghiệp cần nguồn vốn để hoạt động. Tuy nhiên, những ngân hàng có trích lập dự phòng nợ xấu lớn sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt hơn các ngân hàng khác, mà MBB và TCB là hai ngân hàng có tỷ lệ trích lập nợ xấu lớn nhất trong ngành.
Trong khi đó, ông Vũ Minh Đức, Trưởng phòng cao cấp, Phòng Nghiên cứu và Phân tích, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, nếu tính về khả năng hồi phục sản xuất, còn rất nhiều ngành khác, đặc biệt như ngành bán lẻ, công nghiệp hay dịch vụ tiện ích.
Khác với giai đoạn trước, dòng tiền không tập trung vào một vài ngành cụ thể hay sóng cổ phiếu ngành cũng không còn duy trì đủ dài mà liên tục quay vòng luân phiên ở các nhóm cổ phiếu, đòi hỏi sự nhanh nhạy, linh hoạt nhiều hơn từ phía nhà đầu tư.
“Khi dòng tiền xoay vòng nhanh thì rủi ro ngắn hạn sẽ đến với nhà đầu tư mua đuổi theo giá khi quan sát được những tín hiệu tăng về giá và thanh khoản. Thay vào đó, sẽ hiệu quả hơn nếu nhà đầu tư lựa chọn được cổ phiếu tốt và chờ mua khi giá vẫn ở vùng tích lũy hay trong nhịp điều chỉnh”, ông Đức nêu quan điểm.
Giao dịch gần 700 tỷ đồng sắp được CII thực hiện có gì đáng chú ý?
Một cổ phiếu xây dựng tăng trần 7 phiên liên tiếp trước ngày đấu giá trọn lô cổ phần của SCIC