Tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5%

04-01-2023 09:00|Vàng Chan

NHNN trong hội nghị tổng kết năm 2022 của Chính phủ đã công bố tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5% so với cuối năm 2021 (2021: 13,6%).

Theo báo cáo mới cập nhật tại Chứng khoán SSI, biến động trên thị trường tiền tệ trong tuần giao dịch cuối cùng của năm không quá nhiều bất ngờ, trong bối cảnh thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dư thừa.

Xuyên suốt trong những ngày đầu tuần, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm tiếp tục xu hướng giảm, với mức thấp nhất là 2,8% vào phiên giao dịch ngày thứ 5. Trạng thái này đã được đảo ngược trong ngày giao dịch cuối cùng, và kết tuần, lãi suất liên ngân hàng bật tăng về mức 5% (tăng 150 điểm cơ bản).

Trên kênh hoạt động thị trường mở, NHNN tiếp tục linh hoạt kết hợp nghiệp vụ mua kỳ hạn và bán tín phiếu. Trong đó, trên kênh mua kỳ hạn, NHNN chào thầu 49 nghìn tỷ đồng (tăng gấp đôi so với tuần trước) ở kỳ hạn 7 ngày và lãi suất là 6,0%.

Tổng khối lượng trúng thầu đạt 41,9 nghìn tỷ đồng trúng thầu (riêng phiên ngày thứ 6 là 17,3 nghìn tỷ).

Trên kênh tín phiếu, NHNN chào thầu với kỳ hạn 7 ngày ở hầu hết các phiên, với tổng khối lượng trúng thầu đạt 124,4 nghìn tỷ đồng, lãi suất dao động từ 5,2% đến 6,0%.

Kết tuần, NHNN hút ròng 37,2 nghìn tỷ đồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh mua kỳ hạn là 62,9 nghìn tỷ và kênh tín phiếu là 124,4 nghìn tỷ.

NHNN trong hội nghị tổng kết năm 2022 của Chính phủ đã công bố tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5% so với cuối năm 2021 (2021: 13,6%).

Tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5%

Như vậy, chỉ trong 10 ngày cuối cùng của tháng 12, tín dụng đã bật tăng khoảng hơn 1,5 điểm phần trăm, tuy nhiên mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn hạn mức mà NHNN cho phép trong năm 2022 là 16%.

Bức tranh tăng trưởng tín dụng trong năm nay có thể được chia rõ rệt thành 2 màu sắc, tăng mạnh trong nửa đầu năm và giảm nhiệt trong nửa cuối năm trong bối cảnh các điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Nhìn chung, chính sách tiền tệ xuyên suốt năm 2022 là linh hoạt với xu hướng thắt chặt, tùy theo diễn biến tình hình để xác định trọng tâm, trọng điểm ưu tiên trong từng thời điểm. Thực tế, từ tháng 10 khi sự cố xảy ra tác động mạnh tới thanh khoản hệ thống và thị trường, NHNN đã ưu tiên cao nhất và tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hệ thống và ổn định thị trường ngoại hối.

Mục tiêu điều hành trong năm 2023 cũng không có nhiều khác biệt với hiện tại, là sẽ tùy vào trạng thái thực tế của thị trường để có những giải pháp phù hợp.

Tuy nhiên, với mặt bằng lãi suất hiện nay đang ở mức tiệm cận cao (tương đương giai đoạn 2011-2012) và tăng trưởng kinh tế trong năm tới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do các yếu tố từ bên ngoài, SSI kỳ vọng chính sách tiền tệ sẽ có xu hướng nới lỏng hơn,và kết hợp với chính sách tài khóa mở rộng nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

SSI chỉ ra 3 yếu tố hỗ trợ TTCK trong tháng 11, khuyến nghị thêm mới 1 cổ phiếu bất động sản

Những ngành nào của Việt Nam sẽ bứt phá dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Donald Trump?

Theo Kiến Thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tin-dung-trong-nam-2022-uoc-dat-145-164798.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tín dụng trong năm 2022 ước đạt 14,5%
    POWERED BY ONECMS & INTECH