Tài chính Ngân hàng

Báo động lừa đảo tài chính: Việt Nam đứng thứ 3 khu vực

Chi Hạ 12/12/2024 12:05

Lừa đảo tài chính là hình thức đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính thông qua mạo danh các tổ chức tài chính, hệ thống thanh toán hoặc nền tảng thương mại điện tử.

Trong báo cáo mới công bố của hãng bảo mật Kaspersky, nửa đầu năm 2024, các quốc gia tại Đông Nam Á đã chứng kiến sự gia tăng đáng kể các vụ tấn công lừa đảo tài chính.

Theo đó, Thái Lan dẫn đầu khu vực với số vụ tấn công lừa đảo tài chính là 141.258 vụ, theo sau là Indonesia với 48.439 trường hợp.

Tại Việt Nam, số vụ lừa đảo tài chính được ghi nhận là 40.102 vụ, xếp vị trí thứ 3 trong khu vực.

Trong khi đó, số vụ ở Malaysia, Singapore và Philippines lần lượt là 38.056, 28.591 và 26.080 vụ.

Đáng chú ý, Thái Lan và Singapore có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ, lần lượt là 582% và 406%.

Những ngày vừa qua, người dân Việt Nam xôn xao với vụ lừa đảo tài chính liên quan đến TikToker nổi tiếng Phó Đức Nam (Mr. Pips). Cơ quan Công an đánh giá đây là vụ lừa đảo "lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam về ngoại hối, chứng khoán". Đến nay, lực lượng chức năng xác định có tổng cộng 2.661 nạn nhân bị lừa đảo bởi đường dây này, thu giữ và phong tỏa khối tài sản trị giá hơn 5.200 tỷ đồng.

Lừa đảo tài chính là hình thức đánh cắp thông tin cá nhân và tài chính thông qua mạo danh các tổ chức tài chính, hệ thống thanh toán hoặc nền tảng thương mại điện tử. Kẻ lừa đảo sẽ dụ dỗ nạn nhân cung cấp thông tin quan trọng như tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoặc dữ liệu cá nhân, thường thông qua các phương thức tấn công phi kỹ thuật (social engineering) tinh vi.

Một số chiêu trò bao gồm giả danh tổ chức tài chính, gửi thông báo khẩn cấp, hoặc thậm chí mạo danh tổ chức từ thiện để lừa gạt quyên góp.

Hình thức tấn công này gia tăng nhanh chóng (tăng 41% so với cùng kỳ năm trước) do sự phát triển của kinh tế số và việc tội phạm mạng tận dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa để tạo ra nội dung lừa đảo tinh vi hơn, nhắm mục tiêu hiệu quả hơn.

Vì vậy, người dân cần nâng cao cảnh giác cao độ trước các thủ đoạn tinh vi, đồng thời các tổ chức cần tăng cường bảo mật để đối phó với các mối đe dọa ngày.

>> Vụ TikToker Mr. Pips lừa đảo: Nhiều nạn nhân nghĩ do mình ‘đen đủi’ mới mất tiền nên không trình báo, khi công an liên hệ thì không hợp tác

Có gì lạ ở công ty liên quan đường dây lừa đảo xuyên quốc gia do TikToker Mr. Pips cầm đầu?

Vụ TikToker Mr. Pips lừa đảo: Nhiều nạn nhân nghĩ do mình ‘đen đủi’ mới mất tiền nên không trình báo, khi công an liên hệ thì không hợp tác

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/bao-dong-lua-dao-tai-chinh-viet-nam-dung-thu-3-khu-vuc-265260.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Báo động lừa đảo tài chính: Việt Nam đứng thứ 3 khu vực
    POWERED BY ONECMS & INTECH