Sống

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu "kho báu" 35 tỷ USD lớn nhất Đông Nam Á, trữ lượng khổng lồ hơn 500 triệu tấn nhưng bị bỏ hoang ròng rã 12 năm

Hải Yến 27/09/2023 07:45

Từ năm 1964, Mỏ sắt Thạch Khê đã xuất hiện trên bản đồ với một nguồn trữ lượng quặng khổng lồ, hơn 544 triệu tấn, được công nhận là mỏ sắt lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu

"Kho báu" diện tích hơn 4.800ha

Mỏ sắt Thạch Khê có diện tích 4.821ha, nằm trên địa bàn 5 xã ven biển của huyện Thạch Hà gồm: Thạch Khê, Đỉnh Bàn, Thạch Hải, Thạch Trị và Thạch Lạc. Khu vực này nằm cách thành phố Hà Tĩnh 8 km về phía Đông, cách bờ biển Đông 1,6 km.

Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê do Công ty cổ phần sắt Thạch Khê (TIC) làm chủ đầu tư.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu
Vị trí của Mỏ sắt Thạch Khê. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Theo đánh giá, tổng sản lượng quặng khai thác từ mỏ Thạch Khê có thể đạt mức 370-400 triệu tấn. Thời gian đầu có thể khai thác 10-15 triệu tấn mỗi năm, mang lại doanh thu 35 tỷ USD, đóng góp 9 tỷ USD vào ngân sách và tăng GDP 0,3-1% hàng năm. Các nhà chức trách kỳ vọng dự án sẽ giúp giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, đáp ứng được nhu cầu tinh quặng sắt chất lượng cao và giá rẻ cho ngành luyện kim trong nước.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu
Mỏ sắt này được kỳ vọng sẽ trở thành “kho báu”. Ảnh: Internet

Tuy nhiên cho đến nay, dự án liên tục bị tạm ngưng do điều kiện thủy văn phức tạp cũng như vấn đề về huy động và góp vốn. Tổng kinh phí đầu tư cho Dự án hiện tại đã đạt 1.798,29 tỷ đồng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết 6 vấn đề lo ngại, tiềm ẩn rủi ro của dự án gồm: Công nghệ, kỹ thuật khai thác chưa phù hợp với đặc thù địa chất mỏ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động lớn đến môi trường; phương thức vận chuyển quặng khó khả thi, hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh; thị trường tiêu thụ quặng sắt chưa chắc chắn; năng lực tài chính không đảm bảo.

Nguy cơ bỏ lỡ “kho báu” khổng lồ

Kể từ khi Mỏ sắt Thạch Khê được phát hiện vào năm 1964 với một trữ lượng quặng khổng lồ, vượt qua ngưỡng 544 triệu tấn, nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra trong quá trình phát triển của nó. Trong khoảng thời gian từ 1987 đến 1998, khu vực này đã chứng kiến ​​hai lần bắt đầu việc khai thác quặng sắt, nhưng sau đó phải tạm dừng để tiến hành các hoạt động nghiên cứu bổ sung.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu
Dự án đắp “đắp chiếu”, đình trệ.

Cho đến năm 2008, Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) đã tiến hành Dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê, đầu tư tổng cộng khoảng 14.500 tỷ đồng với dự kiến ​​vòng đời khai thác lên đến hơn 50 năm. Trong giai đoạn 2008-2011, đã có sự tiến bộ đáng kể khi mặt đất tầng phủ được bóc đào với tổng khối lượng khoảng 12,7 triệu m3 và độ sâu đào đạt tới -34m so với mực nước biển. Kết quả là đã thu hồi được 3.000 tấn quặng.

Sau khi dự án bị tạm dừng, một hồ nước lớn đã được hình thành.

Tỉnh ở Việt Nam sở hữu
Bóc đào tầng phủ ở mỏ sắt Thạch Khê tháng 9/2011. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Tuy nhiên, dự án sau đó đã gặp phải nhiều khó khăn về khả năng huy động vốn, dẫn đến tình hình không thuận lợi. Do đó, tháng 11-2011 cho đến nay, Chính phủ đã buộc phải tạm dừng dự án để tiến hành đánh giá lại thiết kế kỹ thuật và tái cơ cấu cổ đông để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Sửa biệt thự, công nhân bất ngờ tìm thấy kho báu 1.000 đồ cổ bằng vàng, bạc, nghi là "báu vật" của giới quý tộc từ nhiều thế kỷ trước

Bà lão nhặt cục đá về chặn cửa, không ngờ là 'kho báu' hổ phách gần 30 tỷ

Phong tỏa khẩn cấp công trường do đào trúng vật thể lạ nặng 800kg, huy động chuyên gia tiến hành nghiên cứu, kho báu khủng 18 tỷ tấn được ‘mở khóa’ nhờ công nghệ cao

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-o-viet-nam-so-huu-kho-bau-35-ty-usd-lon-nhat-dong-nam-a-tru-luong-khong-lo-hon-500-trieu-tan-nhung-bi-bo-hoang-rong-ra-12-nam-201873.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh ở Việt Nam sở hữu "kho báu" 35 tỷ USD lớn nhất Đông Nam Á, trữ lượng khổng lồ hơn 500 triệu tấn nhưng bị bỏ hoang ròng rã 12 năm
POWERED BY ONECMS & INTECH